Chợ Kỳ Lừa: Chợ nằm tại thị xã Lạng Sơn – nơi đã nổi tiếng trong câu chuyện cổ tích cảm động “Nàng Tô Thị”, đây là nơi buôn bán giao lưu sầm uất với nước láng giềng Trung Quốc từ thế kỷ XV-XVI. Mỗi phiên chợ rực rỡ sắc màu váy áo của các cô gái chàng trai các dân tộc Tày, Nùng, bên cạnh người Kinh, người Hoa… Đông vui và sầm uất nhất là phiên chợ Tết họp vào những ngày cuối năm. Ngoài các mặt hàng đặc trưng như ngựa giống, thổ cẩm, tơ lụa truyền thống, chợ còn có các món ăn dân dã của các dân tộc ít người, đặc trưng cho văn hóa xứ Lạng. Những ngày này, chợ còn có những sinh hoạt văn hóa dân tộc như hát Si hát Lượn, lễ rước thần Kỳ cùng, múa sư tử.v.v… Thanh niên nam nữ đến đây là để tìm bạn tình kết duyên, kết nghĩa tâm giao.
Chợ Khau Vải: Vào ngày 24 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, chợ Khau Vải chỉ họp một phiên duy nhất. Chợ nằm trên địa phận huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, nơi xa xôi hẻo lánh giáp biên giới Việt-Trung. Đến họp phiên chợ này gồm đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ nam thanh nữ tú tới các huyện vùng cao người Dao, H’Mông đến chợ để tìm bạn tình, để thổ lộ tình yêu, trao kỷ vật; Người già đến chợ để vui với cái vui của cháu con, để mai mối cho họ nên vợ thành chồng. Và sau phiên chợ ấy, biết bao đôi lứa đã hợp thành, xây dựng tổ ấm gia đình.
Chợ Tam Động: Cũng như chợ Khau Vải, chợ Tam Động (thuộc xã Hương Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) hàng năm chỉ họp một phiên duy nhất vào ngày 24 tháng Chạp âm lịch. Đây là nơi tụ hội của các chàng trai cô gái từ các làng bản xa xôi của địa phương. Có điều, chợ Tam Động không phải là nơi buôn bán giao lưu hàng hóa sản vật, mà chỉ là nơi để trai gái hò hẹn trao duyên. Tại đây, họ trao nhau những kỷ vật, ngỏ lời yêu thương rồi cùng nhau tham gia các sinh hoạt văn hóa dân gian như ném còn, chơi múa xòe, hát Lượn, thổi kèn.v.v… Và cũng sau phiên chợ này, bao đôi lứa được tác thành duyên trăm năm.
Chợ Gò Trường Úc: Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 8 km, chợ Gò Trường úc được nhóm họp trên một khu đất ven chân núi úc, cạnh sông Trường úc (thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Chợ họp một phiên duy nhất vào sáng mồng Một tết Nguyên đán hàng năm. Đây là nơi trai gái từ mọi ngả đổ về để hẹn hò, tâm tình kết duyên. Họ chen lấn xô đẩy, vui đùa với nhau, rồi rủ nhau lên núi tâm tình.
Chợ này được hình thành đã hơn hai trăm năm có lẻ, từ khu quân Tây Sơn – Nguyễn Huệ đóng doanh trại nơi đây. Chợ còn truyền mãi trong câu ca dao với lời thề non hẹn biển:
“Bao giờ Trường úc hết vôi
Thì anh hết đứng hết ngồi cùng em”
Còn biết bao chợ tình nữa trên khắp non sông tươi đẹp của chúng ta, có nhiều chợ họp quanh năm, có chợ họp trong một thời gian nhất định. Những chợ chỉ họp vào dịp Tết đón Xuân về nhà mấy chợ trên đây là những điển hình sinh động.
Chợ tình mùa xuân
TCCT
Có lẽ hiếm có xứ sở nào trên thế giới lại có những phiên chợ đặc biệt và diệu kỳ đến thế như ở đất nước ta mỗi độ Xuân về. Khi những chiếc lá vàng cuối cùng trên những cành cây khẳng khiu rớt xuống, k