Phát động: "Năm an toàn công nghiệp 2003" và hưởng ứng tuần lễ quốc gia An toàn - Vệ sinh Lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ V

Năm 2002 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, thực hiện Chiến lược kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010, kế hoạch 5 năm 2001-2005. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động

Đạt được các thành tích trên là do ngành Công nghiệp đã phát huy được các nguồn lực trong nước; các Bộ ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo điều hành, tạo nên sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn, hướng tới mục tiêu phát triển.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự phát triển sản xuất bền vững đó là công tác an toàn - vệ sinh lao động- phòng chống cháy nổ. Năm 2002 công tác này đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tích đáng khích lệ, từ quản lý nhà nước đến những chuyển biến cụ thể tại các đơn vị sản xuất, từ các cơ quan quản lý TW đến địa  phương, từ TCty , Cty đến các đơn vị thành viên.

 

Trong năm 2002, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo xây dựng, sửa đổi và ban hành trên 30 văn bản về an toàn điện, an toàn mỏ, an toàn hóa chất, an toàn cho các ngành nghề đặc thù, cho các thiết bị - máy móc có yêu cầu an toàn cao, và cho sản xuất vật liệu nổ công nghiệp,... nhằm từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác này. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức và trình độ cho cán bộ công nhân đã thu được kết quả đáng ghi nhận với gần 70.000 người tham dự các lớp . Việc kiểm tra, tự kiểm tra tại các cơ sở sản xuất; kiểm định thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt và yêu cầu an toàn đặc thù trong ngành Công nghiệp đã được tăng cường. Việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động được quan tâm, đã có 321.000 người được khám sức khoẻ định kỳ (trên 76% tổng số CB-CNV trong Ngành), trong đó loại sức khoẻ tốt (loại I&II) chiếm 44,1%; loại sức khoẻ trung bình (loại III) chiếm 47,9%; Loại sức khoẻ yếu (loại IV&V) chiếm 8%.

Cùng với Công đoàn CNVN, Bộ Công nghiệp đã đẩy mạnh việc động viên người lao động tham gia vào các phong trào, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác AT-VSLĐ-PCCN. Trong năm 2002, Bộ Công nghiệp đã phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị tổ chức hưởng ứng TLQG về AT-VSLĐ-PCCN lần thứ tư, trong đó có nhiều hoạt động thiết thực.

Trong toàn Ngành đã có 194 doanh nghiệp tích cực hưởng ứng với trên 65970 người; có 216 đơn vị và 741 cá nhân được khen thưởng ở các cấp. Đặc biệt đã tổ chức 37cuộc hội thảo về AT-VSLĐ-PCCN trong đó có 2 cuộc hội thảo mang tính chất liên ngành. Hoạt động thông tin tuyên truyền cũng có nhiều hình thức phong phú như: Phát hành Chuyên san AT-VSLĐ-PCCN với trên 5000 bản, trên 18.500 tờ rơi, áp phích; gần 400.000 bản tài liệu, sổ tay, tài liệu hướng dẫn an toàn. Có 62 đơn vị tổ chức thi An toàn-Vệ sinh viên giỏi, mở 163 lớp huấn luyện, 78 cuộc thao diễn PCCC. Ngoài các đoàn kiểm tra của Bộ, 172 đơn vị đã tổ chức tự kiểm tra theo hướng dẫn của công văn liên tịch số 401/CVLT-BCN-CĐCNVN. Trong TLQG đã có 64.000 công nhân được huấn luyện và trên 83.000 người được khám sức khoẻ định kỳ.

Ngoài ra, Bộ Công nghiệp cũng chú trọng hướng dẫn triển khai thực hiện các hoạt động của các chương trình khác như Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Tuần lễ An toàn vệ sinh thực phẩm, Ngày môi trường, Chương trình phòng chống bệnh bụi phổi, Chương trình phòng chống bệnh lao phổi, Chương trình quốc gia về phòng chống tai nạn, thương tích ...

Tuy nhiên, năm 2002, chỉ tính các đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp đã để xảy ra trên 1400 vụ TNLĐ, trong đó có nhiều vụ nghiêm trọng, nhất là 45 vụ TNLĐ chết người, làm 64 người chết. Tổng số người chết vì TNLĐ tăng 36,17% so với năm 2001. Ngoài ra, tai nạn điện nông thôn cũng làm trên 230 người thiệt mạng.

Nguyên nhân của các tai nạn lao động là do:

- Nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động chấp hành luật pháp về lao động chưa đầy đủ; người lao động có nơi chưa được đào tạo và huấn luyện định kỳ. Khi phân tích nguyên nhân trực tiếp của các tai nạn lao động, khoảng 70% do người lao động vi phạm quy trình quy phạm kỹ thuật, nhưng sự vi phạm này có nguyên nhân sâu xa từ sự buông lỏng quản lý của hệ thống cán bộ chỉ huy các cấp.

- Sự xử phạt chưa kiên quyết của các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật, do vậy chưa có tác dụng giáo dục và ngăn chặn vi phạm tái diễn.

- Trang thiết bị cảnh báo và phòng ngừa, trang bị phòng hộ cá nhân cho người lao động có nhiều nơi còn thiếu hoặc chưa đáp ứng các yêu cầu về an toàn.

 - Một số đơn vị còn chậm đổi mới trang thiết bị, nâng cấp cơ sở sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân.

Để làm tốt hơn nữa công tác AT-VSLĐ-PCCN, đảm bảo phát triển sản xuất công nghiệp tăng trưởng 14,5% trong năm 2003 - năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5năm 2001-2005-- ngày 06 tháng 3 năm 2003, tại Hà Nội, Bộ Công nghiệp đã phát động “Năm An toàn Công nghiệp” và hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia AT-VSLĐ-PCCN lần thứ 5 với các mục tiêu sau:

1.       Nâng cao một bước về nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động chấp hành đúng các quy định pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; phòng ngừa sự cố máy móc-thiết bị, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động, bảo vệ tài sản Nhà nước và tài sản công dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

2.       Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để ngăn chặn và giảm TNLĐ, sự cố thiết bị, cháy nổ, nhất là TNLĐ chết người trong toàn ngành Công nghiệp.

Bộ yêu cầu các đơn vị, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, nhận rõ những nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm đề ra được mục tiêu, phương hướng, biện pháp cụ thể của đơn vị mình để khắc phục các thiếu sót, đẩy mạnh công tác AT-VSLĐ-PCCN lên một bước mới, với chất mới, lượng mới cao hơn, nhằm sản xuất có hiệu quả và an toàn, hoàn thành toàn diện kế hoach nhà nước năm 2003, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX, kế hoạch 5 năm 2001-2005./.

  • Tags: