Mỹ: Ngành công nghiệp Than sản xuất và bảo vệ môi trường phát triển bền vững.

Mỹ là nước sản xuất và tiêu thụ than vào loại lớn của thế giới, năm 2002, nước Mỹ đã sản xuất hơn 1 tỉ tấn than, trong đó một nửa số than được khai thác bằng phương pháp hầm lò. Hiện tại, nước Mỹ có h

1- Tăng cường xây dựng pháp luật về khai thác than và bảo vệ môi trường.

Trước những năm 60 của thế kỷ XX nước Mỹ cũng chưa chú ý đến công tác quản lý môi trường đối với ngành công nghiệp khai thác than. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng  môi trường tự nhiên bị phá hoại nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của  người lao động và dân cư sống trong vùng mỏ. Số lượng công nhân viên chức trong ngành công nghiệp than của Mỹ bị bệnh nghề nghiệp (chủ yếu là bệnh rám phổi) tăng lên không ngừng. Nguồn nước và không khí ở vùng mỏ bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ra sự phẫn nỗ cho dân cư sống xung quanh vùng mỏ. Dân cư ở đây đã phản đối kịch liệt và đòi ngành công nghiệp than và Chính phủ Mỹ phải cải cách và bồi thường thiệt hại do tình trạng khai thác than gây ra. Đứng trước tình hình đó, chính phủ liên bang Mỹ đã đứng ra chủ trì giải quyết, đề ra nhiều biện pháp thiết thực hơn và quan tâm một cách sâu sắc đến tình hình sức khoẻ của những người dân sống trong vùng mỏ than và xung quanh mỏ than. Chính phủ Mỹ đã ban hành pháp lệnh ngăn ngừa và chống bệnh rám phổi, đảm bảo và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân ngành mỏ vào năm 1969. Năm 1972, Chính phủ Mỹ ban hành “điều lệ về nước sạch ở vùng mỏ”, đã đầu tư cải tạo và tổ chức quản lý những nguồn nước có hại của vùng mỏ cũ, đồng thời xác định và công bố những ngưồn nước của các vùng mỏ mới, nhằm thực hiện qui hoạch và quản lý một cách hoàn chỉnh. Năm 1976, Chính phủ Mỹ ban hành “Điều lệ phục hồi đất và khống chế các mỏ than lộ thiên”, là căn cứ pháp lý cho việc quản lý phục hồi đất ở các vùng mỏ than lộ thiên sau khi đã khai thác xong, đồng thời cũng qui định cho phép các chính quyền địa phương cấp dưới, thành lập các tổ chức để quản lý các vùng mỏ khai thác than bị sụt lở. Điều lệ qui định mỗi bang phải lập ra qui định riêng về quản lý công tác phục hồi đất sau khi khai thác xong một cách chặt chẽ. Nước Mỹ đã hình thành được một hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp khai thác than hoàn chỉnh, làm cơ sở vững chắc cho công tác quản lý môi trường vùng mỏ than theo pháp luật.

2- Áp dụng các biện pháp quản lý theo cơ chế thị trường, nhằm thúc đẩy và hoàn chỉnh công tác quản lý  môi trường vùng mỏ một cách có hiệu quả.

Thực hiện biện pháp “tiền thế chấp” cho phục hồi đất.

Chính phủ Mỹ đã giao cho cơ quan trung gian là “Quĩ thu tiền thế chấp” phục hồi mỏ sau khi khai thác. Tiền thế chấp phục hồi mỏ sau khi khai thác được tính theo qui mô sản lượng các mỏ khai thác mới và mức độ sinh thái tự nhiên bị phá hoại. Sau khi mỏ đã kết thúc khai thác,  theo thời hạn 1,3,5…được phép yêu cầu trả lại tiền thế chấp sau khi mỏ đã phục hồi lại đất ở các công trình đã khai thác. Sau khi đã kiểm tra xác nhặn mức độ phục hồi đất ,”Quĩ thu tiền thế chấp” sẽ hoàn trả cho mỏ 60% tổng số tiền đã thế chấp trong năm đầu tiên. Sau 3 năm đã trồng cây,cỏ trên các khu đất đã phục hồi, “Quĩ thu tiền thế chấp” trả tiếp cho mỏ 25% tổng số tiền mỏ đã thế chấp. Sau 5 năm,  khi cây, cỏ được trồng trên vùng đất đã phục hồi sống tốt, xanh tươi thì “quĩ thu tiền thế chấp” sẽ hoàn trả nốt cho mỏ số tiền thế chấp còn lại. Trong trường hợp nếu giữa thời gian đó mà công việc phục hồi đất không đạt tiêu chuẩn qui định  do cây cỏ trồng trên đất phục hồi không sống, hoăc do một số nguyên nhân khác, thì mỏ sẽ không được hoàn trả lại tiền thế chấp một cách đầy đủ như qui định.

Ban hành chính sách tự nguyện.

Chính phủ Mỹ đưa ra một số phương án và giải pháp về quản lý môi trường vùng mỏ và phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp khai thác than để các doanh nghiệp tự chọn cho mình một phương án hay giải pháp thích hợp để thực hiện. Chính phủ Mỹ sẽ cử người đến kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các doanh nghiệp thực thi, đồng thời có chính sách trợ cấp kinh tế nhất định.

Tăng cường các chính sách khuyến khích, cổ vũ.

1-Tăng thuế đối với những nhiên liệu và nguyên liệu gây ra ô nhiễm môi trường khi sử dụng.

2-Thực hiện hỗ trợ kinh tế cho công tác quản lý ô nhiễm môi trường vùng mỏ như hỗ trợ kinh tế cho những mỏ có nước thải ra đạt tiêu chuẩn qui định.

3-Thực hiện biện pháp cho phép giao dịch quyền ô nhiễm, tức là trên cơ sở tổng lượng chất thải theo qui định cho khu vực theo tiêu chuẩn, các doanh nghiệp được phân phối định lượng chất thải, giữa các doanh nghiệp được quyền giao dịch mua bán về định lượng chất thải được phân phối đó với nhau và chính phủ không can thiệp .

Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường toàn diện, áp dụng nhiều loại phương pháp bảo vệ môi trường ở vùng mỏ một cách linh hoạt và sáng tạo.

Hiện nay ở nước Mỹ, đã hình thành được ý thức bảo vệ môi trường trong các cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp mỏ và trong dân chúng rất cao, đặc biệt là bảo vệ môi trường các vùng mỏ. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp than của Mỹ đều có ý thức tự giác kết hợp một cách hữu cơ giữa sản xuất than và bảo vệ môi trường, trong xây dựng qui hoạch luôn kết hợp một cách hợp lý, sắp xếp bố trí thống nhất, đồng thời sáng tạo ra nhiều biện pháp tốt để quản lý môi trường vùng mỏ. Trong khai thác than lộ thiên, các doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp bóc tầng đất mặt trước khi khai thác và dồn vào một chỗ để sau khi khai thác xong, lại di chuyên lượng đất đó phủ lên bề mặt đã khai thác, tạo điều kiện cho cây, cỏ có đất để sinh sống hoặc như các doanh nghiệp sản xuất than đã áp dụng các phương pháp cơ khí, hoá học, vật lý v.v…để tiến hành xử lý tài nguyên nước, đã bị chất thải của mỏ gây ra ô nhiễm, đạt được tiêu chuẩn do nhà nước qui định, thậm chí, một số doanh nghiệp mỏ còn sử dụng nguồn nước sau khi đã xử lý để nuôi cá  mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, vấn đề phục hồi đất sau khi khai thác của các mỏ than ở nước Mỹ, về cơ bản đã được trả lại nguyên trạng như trước khi khai thác, những vùng đất sau khi phục hồi đã được trồng cây, cỏ hoặc hoàn chỉnh lại theo yêu cầu phục hồi của người sử dụng đất, làm cho các vùng đất đó trở thành vùng đất lý tưởng để sử dụng cho phát triển các ngành sản xuất kinh doanh khác.

Phát huy vai trò và tác dụng của các tổ chức xã hội trong quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp than

Nước Mỹ đã huy động được các tổ chức xã hội, các quĩ, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học có liên quan v.v… hăng hái tham gia vào công tác quản lý môi trường mỏ than: các cơ quan nghiên cứu tham gia nghiên cứu các báo cáo đánh giá môi trường và kiến nghị  các chính sách, đệ trình lên hai Viện (Thượng viên và Hạ viện) và chính phủ Mỹ về bảo vệ môi trường vùng mỏ; trường đại học ở bang West Virginia đã  xây dựng trung tâm nghiên cứu tài nguyên năng lượng cấp nhà nước để nghiên cứu về tài nguyên than và vấn đề bảo vệ môi trường ở mỏ than của Mỹ; nhiều trường đại học và các nhà khoa học Mỹ đã có quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất than,  để xây dựng các liên hiệp khoa học, nghiên cứu tình hình thực tế ở các khai trường khai thác than, để thành lập các phương án về quản lý môi trường mỏ, tuyên truyền phổ biến rộng rãi khoa học kỹ thuật về bảo vệ môi trường mỏ, lập các phương án mới, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa sản xuất, học tập, nghiên cứu  quản lý môi trường mỏ than. Các tổ chức xã hội này vừa tham gia đóng góp các chính sách cho chính phủ Mỹ, vừa  tham gia đóng góp kỹ thuật, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất than, nhằm phát huy đầy đủ vai trò và tác dụng to lớn của các tổ chức xã hội đối với sự nghiệp quản lý môi trường trong ngành công nghiệp than.

  • Tags: