Than nguồn năng lượng hóa thạch của Việt Nam trong thế kỷ XXI

Trong thập kỷ qua, nhu cầu về năng lượng của châu á tăng hàng năm ở mức hai con số, còn trong 10 năm tới, nhu cầu điện sẽ tăng gấp đôi. Vào năm 2025, châu á sẽ chiếm hơn 50% trong tổng nhu cầu phát tr

 

Có thể nói, trong đầu thế kỷ này, sẽ hình thành tam giác tăng trưởng nhu cầu rất mạnh về than của khu vực là: Trung Quốc - ấn Độ - Đông Nam á. Hiện nay, Trung Quốc có sản lượng than lớn nhất thế giới (khoảng 1,4 tỷ tấn/năm) và ngành điện Trung Quốc cũng là hộ tiêu thụ than lớn nhất (khoảng 80% sản lượng than của Trung Quốc dùng cho nhiệt điện).

1. Trữ lượng than của Việt Nam

1.1. Trữ lượng than đã được tìm kiếm thăm dò:

Hầu hết trữ lượng than đã tìm kiếm thăm dò đều được đưa vào tổng sơ đồ, bao gồm tất cả các nhãn hiệu than hiện có của Việt Nam như sau:

- Than antraxit và bán antraxit, than đá có trữ lượng: 3.367.688 triệu tấn.

- Than mỡ: 7.495 triệu tấn.

- Than nâu lưu huỳnh cao nhiệt năng thấp (mỏ Na Dương): 97.141 triệu tấn.

- Than nâu lưu huỳnh thấp nhiệt năng cao (bể than đồng bằng Bắc bộ chỉ tính riêng mỏ than Bình Minh đã được thăm dò sơ bộ): 118.911 triệu tấn.

- Than bùn được phân bố rộng rãi trong cả nước với trữ lượng tìm kiếm thăm dò có thể huy động: 395.940 triệu tấn.

Tổng trữ lượng địa chất được huy động trong tổng sơ đồ và chiến lược phát triển than Việt Nam đến năm 2010 và dự báo đến năm 2020 dự kiến là 1.044.180 triệu tấn. Trong đó trữ lượng được phân theo phương pháp khai thác như sau:

- Trữ lượng lộ thiên là: 330.186 triệu tấn, chiếm 32%.

- Trữ lượng hầm lò là: 713.994 triệu tấn, chiếm 68%.

Chia ra theo chủng loại than như sau:

- Than antraxit: 854.304 triệu tấn, chiếm 82%.

- Than nâu:  112.262 triệu tấn, chiếm 11%.

- Than mỡ: 2.614 triệu tấn, chiếm 0,3%.

- Than bùn: 75.000 triệu tấn, chiếm 6,7%.

1.2. Trữ lượng than đang thăm dò – tiềm năng bể than đồng bằng Bắc bộ.

Tiềm năng tài nguyên vùng đồng bằng Bắc bộ được dự báo từ 37 đến 100 tỷ tấn, riêng khoáng sản Bình Minh – Khoái Châu (Hưng Yên) đã được thăm dò đến mức -450m có trữ lượng 166 triệu tấn. Trong tương lai không xa, theo đánh giá của các chuyên gia Việt Nam và thế giới, bể than đồng bằng Bắc bộ (hay còn gọi là bể than đồng bằng sông Hồng) sẽ là nguồn nhiên liệu năng lượng cần được khai thác và đưa vào sử dụng và sẽ chiếm vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng của Việt Nam.

Chất lượng than đồng bằng Bắc bộ rất phù hợp cho sử dụng phát điện. Nếu xây dựng một mỏ than hầm lò có công suất khoảng 1 triệu tấn/năm ở khu mỏ đầu tiên của bể than đồng bằng Bắc bộ là Khoái Châu, ta có thể xây dựng một nhà máy nhiệt điện chạy than với quy mô công suất khoảng 300 MW cách Hà Nội khoảng 30 km để đảm bảo cung cấp điện an toàn cho thủ đô, làm cầu nối để gắn hai trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội – Hải Phòng. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển các tỉnh thuần nông hiện nay là Hưng Yên và Thái Bình theo hướng công nghiệp.

1.3. Trữ lượng than bùn

Tiềm năng trữ lượng than bùn của Việt Nam được dự báo khoảng 7,15 tỷ m3 (khoảng 6,0 tỷ tấn). Trong đó, trữ lượng có khả năng khai thác theo các yếu tố kinh tế và kỹ thuật để tham gia vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước dự báo khoảng 50%.

Chất lượng than bùn Việt Nam vào loại trung bình và khá tốt, có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ cho cây trồng, cải tạo đất bạc màu, và làm chất đốt cho sinh hoạt, thậm chí có thể sử dụng cho phát điện.

Than bùn Việt Nam được hình thành trên gần 200 điểm và mỏ, nằm rải rác ở nhiều địa phương, có thể khai thác và phục vụ tại chỗ cho các xã và huyện, thuận lợi và kinh tế. Suất đầu tư vào khai thác và chế biến sử dụng tại chỗ thấp, tận dụng được nguồn lao động địa phương và sớm ra sản phẩm sử dụng;

Giá trị sử dụng của than bùn khá cao. Trên cơ sở khai thác than bùn tại chỗ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ biogas.

2. Phương hướng sử dụng và cơ chế chính sách phát triển than Việt Nam.

2.1. Phương hướng sử dụng than.

Huy động rộng rãi các chủng loại than đưa vào cân bằng năng lượng để có thể giành một lượng than tốt của Quảng Ninh cho xuất khẩu và trong tương lai, khi thiếu than sẽ giảm nhẹ việc nhập khẩu than. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu huy động một phần trữ lượng than (chất lượng xấu) trước đây được coi là ngoài cân đối vào khai thác để kết hợp với việc xây dựng các tổ nhà máy điện chạy bằng công nghệ CFB. Nghiên cứu sử dụng than nâu cho công nghiệp hóa chất.

- Triển khai xây dựng các tổ hợp than điện Na Dương (100 MW), Cao Ngạn (100 MW), Đồng Rì (100 MW), Nông Sơn (25 MW), Cẩm Phả (2x300 MW), Hòn Gai (2x300 MW) để có thể huy động triệt để các nguồn than tại chỗ có sẵn, giảm chi phí vận tải, bảo vệ môi trường.

- Triển khai nghiên cứu đầu tư tổ hợp than - điện Chử Đồng Tử – Tiên Dung (300 MW) ở vùng Bình Minh – Khoái Châu (Hưng Yên) để tận dụng nguồn than lò hơi rất quý của bể than đồng bằng Bắc bộ. Đồng thời để tạo ra nguồn cung cấp điện năng gần, ổn định và an toàn cho thủ đô Hà Nội. Phấn đấu đưa tổng số nguồn nhiệt điện chạy than tại chỗ của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt khoảng 12.000-15.000 MW.

- Nghiên cứu xem xét để huy động một số cụm mỏ than nhỏ ở các địa phương có thể phục vụ các tổ hợp công nghiệp gồm than- điện - vật liệu xây dựng - chất đốt sinh hoạt giúp các địa phương ở xa các mỏ than lớn có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là các vùng miền núi.

- Sử dụng than bùn làm phân bón (đặc biệt là theo công nghệ tận dụng dung dịch thải của hầm biogas cộng với than bùn thành phân bón hữu cơ sạch) kết hợp làm chất đốt sinh hoạt, sản xuất vật liệu xây dựng, đốt các nhà máy điện công suất nhỏ, tận dụng than bùn làm than năng lượng.

2.2. Chính sách và cơ chế

a. Quan tâm nghiên cứu nguồn than dự trữ cho lâu dài:

Vùng than Quảng Ninh hiện nay chủ yếu mới được thăm dò và tính trữ lượng tới độ sâu -300m. Theo các tài liệu nghiên cứu cho đến nay, sơ bộ xác định trữ lượng triển vọng ở dưới mức -300m có thể có từ 3-5 tỷ tấn. Việc nghiên cứu tiềm năng trữ lượng than này để dự trữ cho tương lai, mặt khác còn phục vụ cho việc nghiên cứu quy hoạch khai thác than của các vùng mỏ và các mỏ hiện nay.

Tiềm năng trữ lượng than năng lượng ở bể than đồng bằng Bắc bộ rất lớn (dự báo khoảng 37-100 tỷ tấn), cần nghiên cứu khoanh được các diện tích vỉa than nằm nông, điều kiện khai thác thuận lợi để huy động vào khai thác trong tương lai.

b. Cơ chế và chính sách đầu tư

Về quy mô và mục tiêu đầu tư: Đầu tư cho ngành Than tương ứng với nhiệm vụ cung cấp than cho điện và cung cấp than cho các ngành kinh tế khác.

Về nguồn vốn: Cho phép ngành Than sử dụng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Về vốn: Cho phép bảo lãnh cho TKV vay vốn, hợp tác với nước ngoài để đầu tư xây dựng các mỏ than và các nhà máy nhiệt điện chạy than xấu ngay bên cạnh các mỏ than.

c. Cơ chế và chính sách về thị trường và kinh doanh.

Cho phép thị trường hóa giá bán than cho nhiệt điện, cho phép TKV và EVN cùng nhau thỏa thuận về giá than như các doanh nghiệp khác.

Để khuyến khích ngành Than và cả ngành Điện tham gia cạnh tranh quốc tế, Nhà nước chỉ khống chế mức giá trần cao nhất không lớn hơn giá than nhập khẩu (giá CLF). Trong trường hợp cần khống chế giá điện và để bảo hộ ngành công nghiệp than trong nước, Nhà nước sẽ điều tiết từ lợi nhuận của các ngành khác để trợ giá cho sản phẩm than nội địa cấp cho điện (như các nước Nhật, Đức, Pháp vẫn thực hiện).

Cho áp dụng cơ chế giá bán điện của các nhà máy nhiệt điện chạy than được xác định sao cho ngành Điện không bị lỗ hoặc có mức lãi thấp nhằm thúc đẩy nước ngoài và ngành Than cùng các ngành kinh tế khác đầu tư vào xây dựng thêm nguồn điện, trong lúc Nhà nước thiếu vốn đầu tư.

Trong đó, giá nhiệt điện chạy than xấu được xác định công bằng so với giá nhiệt điện chạy than tốt. Cho phép các nhà máy nhiệt điện chạy than xấu của TKV bán điện với giá cạnh tranh bình đẳng, có lợi cho Nhà nước (cao hơn giá nhiệt điện chạy than tốt nhưng thấp hơn giá nhiệt điện chạy diesel).

d. Chính sách về khoa học công nghệ:

Khuyến khích các hộ tiêu dùng than trong nước đầu tư công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng than (sử dụng các lò hơi công nghiệp tiên tiến). Khuyến khích phát triển ngành công nghiệp hóa than, chế biến than thành nguyên liệu, nâng cao giá trị sử dụng than trong nền kinh tế, ưu tiên phát triển công nghệ khai thác hầm lò.

e. Chính sách về bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ ngành Than và tỉnh Quảng Ninh kinh phí để xử lý khắc phục hậu quả về môi trường do khai thác than từ thời bao cấp để lại.

Cho phép TKV đưa chi phí về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác hiện nay vào giá thành hàng năm.

  • Tags: