Lễ kỷ niệm 30 năm ngày truyền thống Giấy Bãi Bằng: Tôn vinh những người làm giấy

Ngày 26/11/2012, tại Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Phù Ninh, Phong Châu, Phú Thọ, Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đã trang trọng tổ chức kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống Giấy Bãi Bằng (26/11/1982-26/11


Trong không khí trang trọng và tự hào của buổi lễ, các đại biểu đã cùng Vinapaco ôn lại chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển của Giấy Bãi Bằng với nhiều dấu ấn đáng tự hào, khẳng định tầm vóc của một thương hiệu dẫn đầu trong ngành Giấy Việt Nam, đóng góp vào sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của Vinapaco.

Ngày 26/11/1982, Nhà máy bột giấy Vĩnh Phú – một công trình sử dụng vốn viện trợ của Vương quốc Thụy Điển được khánh thành và đi vào sản xuất, mở ra trang mới cho lịch sử ngành Công nghiệp giấy của Việt Nam, biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển.

Năm 1997, Nhà máy đạt công suất thiết kế sản xuất 57 ngàn tấn giấy chất lượng cao phục vụ cho yêu cầu phát triển của đất nước khi hội nhập. Năm 2003, Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã được mở rộng giai đoạn I, nâng công suất lên 100 ngàn tấn giấy/năm. Năm 2005, Công ty giấy Bãi Bằng đổi mới hoạt động sáp nhập vào Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Từ năm 2010 trở lại đây, tác động của suy thoái kinh tế khiến Công ty gặp không ít khó khăn, nhất là khi Tổng Công ty sắp xếp lại tổ chức hoạt động sản xuất, song Giấy Bãi Bằng vẫn giữ được uy tín, thương hiệu mạnh, thể hiện được vai trò tạo tiền đề để tái cơ cấu toàn ngành Giấy theo chỉ đạo của Chính phủ.

Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế đất nước, năm 2011 giá trị sản xuất của Tổng Công ty Giấy Việt Nam vẫn đạt 1.281 tỷ đồng; doanh thu 3.028 tỷ đồng, trong đó sản lượng giấy Bãi Bằng đạt 100,1 ngàn tấn. 

Tái hiện lại giây phút ra đời của Nhà máy Giấy Bãi Bằng


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương và địa phương cùng sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể lãnh đạo, CBCNVC Nhà máy, trải qua 30 năm hoạt động với nhiều tên gọi, mô hình khác nhau, Giấy Bãi Bằng vẫn giữ được vai trò tiên phong trong sử dụng vốn viện trợ, đầu tư, ứng dụng công nghệ, giải quyết việc làm, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đồng thời khẳng định là một thương hiệu mạnh trên thương trường.

Với những đóng góp này của thương hiệu Giấy Bãi Bằng, mỗi năm Vinapaco sản xuất và tiêu thụ đạt trên 2 triệu tấn giấy các loại, đóng góp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách, góp phần quan trọng vào sự nghiệp CNH-HĐH. Cùng nhiều hoạt động lâm sinh, quản lý phát triển rừng, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo tại địa bàn 5 tỉnh miền núi phía Bắc, Vinapaco đã được Nhà nước, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Ghi nhận và chúc mừng những thành tựu của Giấy Bãi Bằng trong chặng đường 30 xây dựng và phát triển, tại buổi lễ, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa bày tỏ mong muốn, Tổng Công ty Giấy Việt Nam sẽ tiếp tục pháp huy truyền thống, nỗ lực vượt khó, đoàn kết, sáng tạo, đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phương thức quản lý, đầu tư khai thác hiệu quả, tạo ra nhiều sản phẩm mới, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển ngành Giấy nước nhà.

Về chung vui với các thế hệ lãnh đạo, CBCNVC Vinapaco trong Ngày truyền thống Giấy Bãi Bằng, bà Camila Melander - Đại sứ Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam đã ôn lại những dấu ấn không thể nào quên giữa Việt Nam và Thụy Điển trong việc hợp tác xây dựng Nhà máy Giấy Bãi Bằng. Theo Bà, công trình này là biểu tượng lớn lao của tình hợp tác hữu nghị hai nước, thành công lớn trong việc chuyển giao về công nghệ, phương thức quản lý của Thụy Điển giành cho Việt Nam. Bà Camila Melander cũng khẳng định, thành công từ Giấy Bãi Bằng sẽ được coi là một tiền đề quan trọng để Thuỵ Điển đẩy mạnh hợp với Việt Nam trong tương lai.
  • Tags: