Phát triển điện gió toàn cầu năm 2006

Theo tin từ Viện chính sách Trái đất, công suất điện gió toàn cầu tăng 24% trong năm 2005, đạt 59.100 MW. Con số này cao hơn 12 lần so với một thập niên trước đây, khi ấy công suất điện gió còn ít hơn

Châu Âu tiếp tục dẫn đầu thế giới với công suất lắp đặt là 40.500 MW, như vậy điện gió của Châu Âu chiếm tới 2/3 sản lượng điện gió toàn thế giới. Lượng điện gió này chiếm 3% sản lượng điện châu Âu, đủ đáp ứng nhu cầu của trên 40 triệu người. Hiệp hội Năng lượng gió châu Âu (EWEA) đặt ra mục tiêu thoả mãn tới 23% nhu cầu điện của châu Âu vào năm 2030. EWEA cũng cho biết là châu Âu có đủ tiềm năng gió để đáp ứng nhu cầu điện của tất cả các nước châu Âu. Đức là nước có công suất phát điện gió lớn nhất là 18.400 MW, chiếm tới 6% sản lượng điện của nước này. Tây Ban Nha đứng vị trí thứ hai với 10.000 MW công suất điện gió, chiếm 8% sản lượng điện trong nước.

Các nước châu á đã lắp đặt được 7.000 MW công suất điện gió, trong đó ấn Độ 4.400 MW và đứng ở vị trí thứ 4 sau Đức, Mỹ và Tây Ban Nha. Trung Quốc hiện mới có 1.260 MW điện gió, đang trong thời kỳ phát triển mạnh nhờ có Luật Năng lượng tái tạo mới được ban hành. Luật này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ cho xây dựng điện gió, đề ra mục tiêu phát triển 30.000 MW công suất điện gió vào năm 2010. Say sưa với các mục tiêu này, các chuyên gia trong ngành công nghiệp điện gió Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có thể sản xuất tới 400.000 MW công suất điện gió vào năm 2050 so với tổng công suất điện lắp đặt của Trung Quốc cuối năm 2003 là 356.000 MW.

Trong khi 3/4 công suất điện gió mới được lắp đặt ở 5 nước, thì điện gió ở các nước còn lại tăng trung bình 35%/năm trong 10 năm qua. Australia đã tăng công suất điện gió năm 2005 thành 710 MW, trở thành nước dẫn đầu các nước khu vực Thái Bình Dương, cả khu vực chỉ có 890 MW. Châu Mỹ la tinh và vùng Caribbean có 210 MW. Các nước Bắc Phi cũng đang bắt đầu phát triển với công suất lắp đặt là 310 MW. Ai Cập có 150 MW và Marocco  có 60 MW. 

Nhìn chung, giá điện gió giảm đi gần 90% kể từ những năm 80 của thế kỷ trước xuống còn 4 cent/kWh hoặc thấp hơn ở những nơi có gió tốt, ở một vài thị trường điện gió còn rẻ hơn điện thông thường như nhiệt điện, thuỷ điện…Chi phí cho điện gió giảm nhờ có công nghệ hiện đại, giảm chi phí tài chính cho các dự án điện gió, và tính hiệu quả của các trạm tuốc bin.

Nhờ có công nghệ hiện đại và hợp lý mà điện gió ngày càng được phát triển. Tuốc bin hiện đại càng cao hơn và cánh rô to dài hơn là tuốc bin của 20 năm trước, cho phép sản sinh ra điện nhiều hơn đến 200 lần. Bởi “nhiên liệu” cho điện gió là không mất tiền và vô tận, 75% đến 90% chi phí phát điện bằng sức gió lại chính là ở khâu chế tạo và xây dựng-lắp đặt tuôc bin gió và đấu nối với mạng điện. Một khi tuốc bin đã lắp đặt rồi, chi phí còn lại là vận hành tuốc bin và bảo dưỡng, thuế sử dụng đất và thuế tài sản.

ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, thị trường điện đang được điều tiết chặt chẽ. 48 quốc gia đã có luật điện và các qui định điện lực, điều này giúp cho điện tái tạo phát triển. Các đạo luật này đặt ra mức tối thiểu cho mua bán điện tái tạo và cơ chế ưu đãi thuế như ở Mỹ có PTC. Tuy nhiên, hàng thập kỷ qua các quốc gia đã ủng hộ tài chính và cơ chế chính sách đối với công nghiệp sử dụng điện từ nhiên liệu hoá thạch, điều này khiến cho điện gió đôi khi khó cạnh tranh.

Điện gió đem lại nhiều hữu ích hơn đó là lọai năng lượng sạch. Giá thành điện gió ổ định và không chịu ảnh hưởng bởi tính bất ổn định của nhiên liệu hóa thạch. Điện gió giúp tạo ra công ăn việc làm cho các địa phương, thuế tài nguyên, thu nhập ở các địa phương có nhà máy điện gió. Và gió là nguồn vô tận, điện gió góp phần an ninh năng lượng, khác xa với nhiên liệu hóa thạch là loại nhiên liệu không tái sinh được. q
  • Tags: