Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thì việc việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Điểm khác biệt căn bản giữa hai hình thức tuyển dụng này là:
- Đối với trường hợp thi tuyển: Người tham gia dự tuyển phải tham dự kỳ thi tuyển do Hội đồng thi tuyển thực hiện. Việc trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tuyển theo nguyên tắc mỗi phần thi được chấm theo thang điểm 100, người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người phải thi đủ các môn thi, có số điểm của mỗi môn thi đạt từ 50 điểm trở lên và tính từ người có tổng số điểm cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển. Người được ưu tiên tuyển dụng theo quy định của pháp luật được cộng thêm điểm ưu tiên vào tổng số điểm thi. Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng thi tuyển quyết định tổ chức thi tiếp để chọn người có điểm cao nhất trúng tuyển.
- Đối với trường hợp xét tuyển: Người tham gia dự tuyển không phải tham gia kỳ thi tuyển, mà chỉ cần dự tuyển nộp hồ sơ theo đúng quy định. Việc trúng tuyển trong kỳ xét tuyển được xác định theo nguyên tắc, người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển, được Hội đồng xét tuyển căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét và nhất trí đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng.
Vấn đề bạn hỏi về điều kiện để được tuyển dụng mà không cần phải qua kỳ thi tuyển, thực chất là điều kiện để được tham gia xét tuyển, những người muốn được xét tuyển trước hết phải có đủ các điều kiện tham gia dự tuyển theo quy định tại Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, cụ thể như sau:
- Là công dân Việt nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
- Tuổi của người dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi. Trường hợp người dự tuyển là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể cao hơn, nhưng không quá 45 tuổi.
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;
- Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;
- Không ở trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, căn cứ vào tính chất và đặc thù chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển.
Tuy nhiên, theo Nghị định 117/2003/NĐ-CP thì việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển, việc xét tuyển chỉ thực hiện trong trường hợp đối với người tình nguyện làm việc từ năm năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người.
Hỏi: Có phải mọi trường hợp muốn được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức trong cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh hoặc cấp huyện, mặc dù đã trúng tuyển vẫn phải thực hiện chế độ công chức dự bị hay không? Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị theo quy định của pháp luật là bao lâu?
Đào Văn Đức - Hà Nội
Trả lời: Căn cứ vào các quy định tại Thông tư số 08/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị, Thông tư số 09/2004/TT-BNV ngày 19/2/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 /10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, thì người dự tuyển vào công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh hoặc cấp huyện nếu trúng tuyển phải thực hiện chế độ công chức dự bị, nếu hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị mới được xem xét để bổ nhiệm vào ngạch công chức. Những trường hợp tuyển dụng vào công chức không qua chế độ công chức dự bị chỉ áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Những người là cán bộ, công chức từ trước ngày 01/7/2003 đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Những người được tuyển dụng vào cán bộ, công chức sau ngày 01/7/2003 làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên (đủ 36 tháng);
- Những người đang làm công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước đã có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên (đủ 36 tháng);
- Những người là cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn đã có thời gian làm việc liên tục từ 3 năm trở lên (đủ 36 tháng);
- Những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân đã có thời gian công tác trong lực lượng vũ trang từ 3 năm trở lên (đủ 36 tháng).
Thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị là 24 tháng, kể từ khi có quyết định tuyển dụng./.
Tòa soạn và bạn đọc
TCCT
Hỏi: Cháu nghe nói, việc tuyển dụng người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước có hai hình thức là thi tuyển và xét tuyển, cháu rất muốn Tạp chí Công nghiệp giúp cháu phân biệt rõ hơn về h