Tín hiệu vui cho thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam

Làm việc ở Úc, lương 35.000 USD/năm Lao động làm việc tại Úc được ký hợp đồng hai năm và nếu làm tốt có thể được gia hạn thêm hai năm. Thời gian làm việc là 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần, với mức lương kho

Tuy nhiên, luật pháp nước này qui định rất chặt chẽ tiêu chuẩn tay nghề. Lao động phải có tay nghề cao, từ 3-6 năm kinh nghiệm (tùy từng lĩnh vực, trình độ học vấn), có ngoại ngữ từ trình độ B trở lên, biết sử dụng vi tính, tuổi dưới 45, lý lịch rõ ràng. Theo ông Trần Lực, Úc cần rất nhiều kỹ sư công nghệ thông tin, cơ khí; công nhân lành nghề các ngành sửa chữa ôtô, cơ khí, thợ hàn, sửa chữa máy dầu, xây dựng, thợ mộc, nấu bếp... Nhưng chính vì những điều kiện khắt khe trên nên từ cuối năm 2005, TTLC mới chỉ có hai lao động đang làm việc tại Úc. Đợt tiếp theo, trong số trên 100 hồ sơ gửi sơ tuyển, TTLC mới tuyển được 15 người...

Từ 2007, lao động Việt Nam ở Hàn Quốc thu nhập bình quân 800 USD/tháng

Hàn Quốc là một trong những thị trường XKLĐ quen thuộc của Việt Nam. Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ LĐ-TB-XH, hiện lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo hai con đường: Tu nghiệp sinh và cấp phép. Mới đây, phía Hàn Quốc đã có thông báo, kể từ năm 2007, Hàn Quốc chỉ tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc theo chương trình cấp phép (EPS). Theo đó, lao động nước ngoài sẽ được đối xử như người lao động bản địa, được hưởng mức lương bằng hoặc cao hơn (theo năng suất) so với lao động Hàn Quốc. Bình quân thu nhập của người lao động nước ngoài đi theo chương trình EPS là từ 800 USD/tháng trở lên.

Năm 2006, Hàn Quốc phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng cho Việt Nam là 9.000 lao động, trong đó 8.200 lao động sản xuất chế tạo, 200 lao động nông nghiệp, 50 lao động xây dựng, đặc biệt có 2 ngành mới là nghề cá (500 người), dịch vụ (50 người). Tuy nhiên, đây là chương trình của Nhà nước nên cả hai phía Hàn Quốc và Việt Nam đều không cho phép các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận tham gia, mà chủ yếu do Bộ LĐ-TB-XH phân bổ chỉ tiêu tới các bộ, ngành, địa phương.

Đối tượng dự tuyển chỉ yêu cầu tốt nghiệp THPT, độ tuổi từ 18 đến dưới 39; không có tiền án, không thuộc diện cấm xuất cảnh; chưa vi phạm các quy định của pháp luật Hàn Quốc dẫn đến bị cấm nhập cảnh Hàn Quốc; sức khỏe tốt và phải có chứng chỉ kiểm tra tiếng Hàn, do Ủy ban Chứng nhận tiếng Hàn thuộc Hiệp hội Ngôn ngữ Hàn Quốc cấp. Hồ sơ đăng ký dự tuyển do Cục QLLĐNN cung cấp, người lao động trực tiếp liên hệ Sở LĐ-TB-XH nơi thường trú để mua hồ sơ, làm thủ tục đăng ký, không được ủy quyền. Ngoài chi phí khám sức khỏe, làm hộ chiếu, NLĐ chỉ phải nộp chi phí trước khi đi là 654 USD, bao gồm tiền vé máy bay, lệ phí sân bay, lệ phí visa, đào tạo, giáo dục định hướng và các chi phí liên quan. Lưu ý, chỉ khi nào hồ sơ dự tuyển được chuyển sang Hàn Quốc, được đối tác đồng ý tiếp nhận và thông báo kết quả, NLĐ mới nộp trực tiếp số tiền nói trên tại sở LĐ-TB-XH tỉnh, thành nơi đăng ký.

Theo thống kê của Cục  QLLĐNN, từ tháng 8/2004 đến nay, Việt Nam đã gửi được 15.444 hồ sơ sang Hàn Quốc theo chương trình EPS, trong đó, 14.656 người được ký hợp đồng (đạt tỉ lệ 95%), cao nhất trong 6 quốc gia phái cử.

  • Tags: