Công nghệ truyền hình Việt Nam trong thời hội nhập

Những năm gần đây, ngành truyền hình nước ta đã có những bước tiến quan trọng trên nhiều phương diện, từ việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin tuyên truyền, đến việc hiện đại hóa công nghệ sản x

Tại cuộc hội thảo Kỹ thuật Phát thanh- Truyền hình (PT-TH) các Đài khu vực miền Trung, Tây Nguyên mở rộng do Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Ngãi tổ chức vào giữa tháng 9/2006, nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay, trang bị thiết kỹ thuật ở nhiều Đài PT-TH  địa phương còn lạc hậu, thiếu thốn, làm hạn chế khả năng sản xuất chương trình, chất lượng tín hiệu không cao, vùng phủ sóng còn hạn hẹp. Số liệu thống kê mới đây cho thấy: Còn gần 13% dân số trong khu vực chưa được xem truyền hình, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

Về kỹ thuật sản xuất chương trình ở nhiều Đài PTTH địa phương còn sử dụng công nghệ analog. Đây là công nghệ sản xuất lạc hậu, gây lãng phí thời gian, nhân lực, chất lượng chương trình thấp, hiệu quả không cao, quy trình sản xuất từ thu nhập dữ liệu, đến sản xuất hậu kỳ, kiểm duyệt, phát sóng đến lưu trữ dữ liệu đều sử dụng băng từ. Một vài năm gần đây, hầu hết các Đài đã chuyển sang đầu tư thiết bị theo công nghệ Digital, khả năng sản xuất chương trình cũng dần dần được cải thiện, nhưng nhìn chung còn manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu định hướng, quy hoạch lâu dài, ngân sách có đến đâu thì làm đến đó. Đến thời điểm hiện tại, quy trình sản xuất chương trình- phát sóng- lưu trữ tư liệu về cơ bản vẫn chưa thay đổi. Thay đổi được xem là đáng kể nhất trong quy trình này là, các bàn dựng tuyến tính (analog) được thay bằng bàn dựng phi tuyến NLE (digital), giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực.

Khi yêu cầu về quy mô sản xuất chương trình tăng lên, thời gian sản xuất chương trình phải rút ngắn, dung lượng tư liệu cần quản lý, bảo quản, trao đổi ngày càng lớn, thì quy trình sản xuất cũ sẽ không còn phù hợp. Quy trình sản xuất mới đã được các hãng truyền hình lớn trên thế giới phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước trên nền công nghệ số và công nghệ thông tin. Đặc biệt từ năm 2002 lại đây, khi công nghệ mạng lưu trữ phát triển nhảy vọt, thì hiệu quả của quy trình sản xuất mới càng được minh chứng. Có thể nói, mô hình sản xuất chương trình- phát sóng tự động- lưu trữ kỹ thuật số có thể không dùng băng từ - Tapeless đã làm cho  công nghệ truyền hình có tính năng sử dụng ngày càng mở rộng, tính linh hoạt tăng, tốc độ xử lý cao hơn, dung lượng luu trữ lớn hơn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống trong thời đại thông tin bùng nổ. Điều quan trọng hơn với công nghệ truyền hình  hiện đại là, các thiết bị truyền hình ngày càng có giá thành  hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện của các Đài truyền hình nhỏ như nước ta.

Hãng Matrox (Matrox Vidio produchcts Group), một hãng có hơn 50 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp và sản xuất các thiết bị  truyền hình đã đưa ra một bản so sánh về chi phí sản xuất chương trình bằng băng từ và bằng đĩa cứng theo kỹ thuật số như sau: Nếu tính tuổi thọ trung bình của một máy là 10.000 giờ (thực tế lớn hơn), với giá của một bộ matrox dighisuite là 10.000 USD, trong đó chi phí thay đĩa cứng 2 lần là 500 USD, thì khấu hao một giờ sản xuất chương trình là 1,05 USD, trong khi khấu hao chi phí sản xuất bằng băng từ  lớn gấp 3 lần ( 3,7 USD)

Việc dùng băng và dùng đĩa cứng để lưu trữ, Hãng Matrox đưa ra con số để  so sánh : Nếu dùng đĩa cứng để lưu trữ thì chi phí lưu trữ 1 giờ hết 6 USD và thời gian tìm kiếm những đoạn cần dùng là tìm thấy ngay lập tức. Còn dùng băng để lưu trữ như hiện nay, thì chi phí gấp 7 lần so với dùng đĩa cứng (40 USD) và mất nhiều thời gian tìm kiếm những đoạn cần dùng. Một hiệu quả khác là đĩa cứng có thời gian lưu trữ được gần 30 năm mới hỏng, còn băng chỉ lưu trữ được gần 10 năm.

So sánh của Hãng Matrox về đầu tư giữa hệ thống thiết bị dùng băng và dùng đĩa cứng càng thấy rõ hơn tính ưu việt của công nghệ truyền hình hiện đại. Chi phí đầu tư cho một hệ thống dựng chương trình bằng ổ đĩa cứng hết 10.000 USD, trong khi chi phí cho hệ thống dựng bằng băng tốn  gấp 4-5 lần. Công nghệ dùng ổ đĩa cứng gần 5000 giờ mới phải bảo dưỡng, còn dùng băng thì 750 giờ là phải bảo dưỡng. Thời gian cần thay thế một hệ thống  dùng ổ đĩa cứng phải được 10 năm, còn công nghệ sử dụng băng chỉ được 5 năm. Điều đáng chú ý, với công nghệ truyền hình hiện đại thời gian biên tập 1 phút tin chỉ mất dưới 10 phút, còn sử dụng các công nghệ khác thì thời gian mất gấp 3 lần.

 Rõ ràng, đầu tư cho công nghệ sản xuất chương trình - phát sóng tự động - lưu trữ bằng kỹ thuật số là biện pháp hữu hiệu cho ngành Truyền hình Việt Nam. Nó không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của nước ta mà còn phù hợp với công nghệ truyền hình  hiện đại trên thế giới.

Hiện nay, sản phẩm của Hãng Matrox đã được trang bị cho 70% các Đài truyền hình của nước ta. Các nhà làm truyền hinh cũng nêu ra những tiêu chí phải thỏa mãn khi đầu tư một hệ thống mạng sản xuất chương trình và phát sóng tự động là, đầu tư phải dùng công nghệ hiện đại, phải kiến trúc theo từng modular (từng khối) nhằm để nâng cấp mở rộng sau này, đồng thời khi hệ thống có sự cố thì có thể khắc phục nhanh chóng. Việc đầu tư thiết bị phải có độ tin cậy cao, ưu tiên những hệ thống  dùng phần mềm, phần cứng quen thuộc và chuẩn hóa, khả năng vận hành dễ dàng, đảm bảo yêu cầu giảm thiểu nhân lực. Khi đầu tư một hệ thống phải chú ý khả  năng tương thích cao với các thiết bị khác trên thị trường, đặc biệt là với các thiết bị mà từng Đài PT-TH đã có sẵn. Trong việc đầu tư một hệ thống mạng sản xuất chương trình và phát sóng tự động, tiêu chí cuối cùng cần  được đáp ứng đó là: Nên lựa chọn những hệ thống mở làm cho việc nâng cấp, mở rộng và sử dụng các công nghệ mới không gặp khó khăn và không quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp.

  • Tags: