Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước kinh tế phát triển và khảo sát thực tế công tác của cán bộ quản lý doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, chúng tôi hoạch định động thái của cơ cấu ba loại kiến quan trọng cần phải có như sau:
Cơ cấu 3 loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
(Đơn vị tính: %)
Các chức vụ quản lý điều hành
Các loại kiến thức
2001-2005
2006-2010
2011-2015
2016-2020
1. Giám đốc doanh nghiệp độc lập
Kiến thức công nghệ
55
45
35
25
Kiến thức kinh tế
20
25
30
35
Kiến thức quản lý
25
30
35
40
2. Giám đốc doanh nghiệp thành viên
Kiến thức công nghệ
70
65
60
50
Kiến thức kinh tế
15
17
19
24
Kiến thức quản lý
15
18
21
26
3. Quản đốc phân xưởng
Kiến thức công nghệ
78
72
68
65
Kiến thức kinh tế
10
12
13
15
Kiến thức quản lý
12
16
18
20
Kiến thức kinh tế là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Kinh tế học đại cương, Kinh tế quốc tế, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Kinh tế phát triển, Kinh tế lượng, Kinh tế quản lý...
Kiến thức quản lý là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Quản lý đại cương, Khoa học quản lý, Quản lý chiến lược, Quản lý sản xuất, Quản lý nhân lực, Quản lý tài chính, Quản lý dự án, Tâm lý trong quản lý kinh doanh...
Kiến thức công nghệ, kỹ thuật là kiến thức được lĩnh hội từ các môn như: Vật liệu công nghiệp; Công nghệ, kỹ thuật cơ khí; Công nghệ, kỹ thuật năng lượng; Công nghệ, kỹ thuật hoá...
Để thực hiện tốt các chức năng và vai trò của mình, theo Robert Katz, cán bộ quản lý kinh doanh cần có các kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng tư duy
Đây là kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với cán bộ quản lý nói chung, đặc biệt là các cán bộ quản lý kinh doanh. Họ cần có những tư duy chiến lược tốt để đề ra đường lối, chính sách đúng: hoạch định chiến lược và đối phó với những sự bất trắc, những gì đe doạ sự tồn tại, kìm hãm sự phát triển của tổ chức. Cán bộ quản lý phải có khả năng tư duy hệ thống, nhân quả liên hoàn, có quả cuối cùng và có nhân sâu xa, phân biệt được những gì đương nhiên (tất yếu) và những gì là không đương nhiên (không tất yếu)...
- Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ
Đó là những khả năng cần thiết của cán bộ quản lý kinh doanh để thực hiện một công việc cụ thể. Ví dụ: thiết kế kỹ thuật, soạn thảo chương trình điện toán; soạn thảo các hợp đồng kinh tế; soạn thảo các câu hỏi của điều tra nghiên cứu khách hàng v.v...
- Kỹ năng nhân sự
Kỹ năng nhân sự liên quan đến khả năng tổ chức động viên và điều động nhân sự. Cán bộ quản lý kinh doanh cần hiểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn, đặt đúng chỗ, sử dụng đúng khả năng công nhân viên của mình. Nhà quản trị phải biết cách thông đạt hữu hiệu, luôn quan tâm đến nhân viên, biết xây dựng không khí thân ái, hợp tác lao động, biết hướng dẫn nhân viên hướng đến mục tiêu chung. Kỹ năng nhân sự là đòi hỏi bắt buộc đối với quản trị viên ở mọi cấp quản trị.
Yêu cầu về kỹ năng quản lý đối với các cấp quản lý được trình bày trong sơ đồ dưới đây. Các cán bộ quản lý kinh doanh đều cần có cả ba loại kỹ năng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của mỗi loại kỹ năng thì thay đổi theo cấp quản lý. Kỹ năng kỹ thuật giảm dần sự quan trọng khi lên cao dần hệ thống cấp bậc của các cán bộ quản lý kinh doanh. ở cấp càng cao, các cán bộ quản lý kinh doanh càng cần phải có kỹ năng tư duy chiến lược nhiều hơn. Họ cần có những chiến lược quyết định có liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận. Họ cần có khả năng tổng hợp lớn, trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến các vấn đề phải giải quyết trong thực tiễn quản trị. Kỹ năng nhân sự là cần thiết đối với cán bộ quản lý kinh doanh ở mọi cấp, vì cán bộ quản lý kinh doanh nào cũng phải làm việc với con người.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo (cơ cấu kiến thức và tập hợp kỹ năng) cần thiết cho cán bộ quản lý doanh nghiệp công nghiệp trong thời gian tới cần thay đổi cơ bản phương pháp đào tạo lâu nay là dạy nặng về độc thoại trên lớp, học một cách máy móc, nặng về sao chép, đối phó; tích cực nghiên cứu, đầu tư áp dụng các phương pháp đào tạo tích cực phù hợp với tính chất ứng dụng của ngành nghề đào tạo. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước kinh tế phát triển và khảo sát ý kiến của các chuyên gia đào tạo và các cơ sở sử dụng kết quả đào tạo Việt nam chúng tôi hoạch định quá trình chuyển đổi như sau:
Cơ cấu đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp
Công nghiệp Việt Nam
(Đơn vị tính: %)
Giai đoạn (năm)
Cách thức đàotạo
2001-2005
2006-2010
2011-2015
2016-2020
1. Giảng lý thuyết
75
55
40
30
2. Trao đổi thảo luận
10
15
20
25
3. Trả lời phiếu xin ý kiến
0
5
10
10
4. Tham quan thực tế
5
10
10
10
5. Tự học theo nhiệm vụ
10
15
20
25