1. Mục tiêu:

Phát triển công nghiệp là ngành mũi nhọn mang tính đột phá, đẩy nhanh tốc độ phát triển, với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đưa tỷ trọng ngành công nghiệp tăng trong nền kinh tế.

2. Định hướng:

Phát triển và phát huy tối đa những tiềm năng lợi thế của tỉnh, đặc biệt là các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong Tỉnh tham gia vào đầu tư phát triển công nghiệp và TTCN, tăng cường tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhằm phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp mang tính then chốt quy mô lớn.

Tiếp tục củng cố và đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô đối với các xí nghiệp hiện có. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông lâm sản với quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến. Từng bước công nghiệp hoá và hiện  đại hoá nông thôn góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

Khuyến khích các thành phần kinh tế NQD đầu tư phát triển sản xuất.

Phát triển công nghiệp nông thôn, tập trung phát triển các làng nghề mũi nhọn của tỉnh, phục hồi và phát triển một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống. Hình thành một số cụm công nghiệp - TTCN để phục vụ phát triển  công nghiệp nông thôn - miền núi.

Để đưa ngành công nghiệp Cao Bằng phát triển đạt được mục tiêu đề ra và khai thác có hiệu quả những thế mạnh của tỉnh, dự án “Quy hoạch phát triển công nghiệp Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020”, UBND tỉnh đã quyết định chọn phương án 2 (trong số 3 phương án đã dự kiến) để phát triển công nghiệp. Với phương án này, công nghiệp của Tỉnh sẽ được đẩy nhanh tốc độ phát triển trên cơ sở đảm bảo tiến độ triển khai các dự án chính trong các ngành công nghiệp chủ lực.

Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2020, với một số chỉ tiêu sản xuất các sản phẩm chủ lực đến 2010 : Gang đúc 120 nghìn tấn; Bột điôxit mangan 30.000 tấn ; fêrô mangan 35.000 tấn, phôi thép 100.000 tấn. Để đạt được chỉ tiêu này, một loạt các dự án sẽ được đầu tư xây dựng: Dự án khu liên hợp sản xuất phôi thép Cao bằng công suất 264. 000 tấn/năm; Dự án khai thác mỏ sắt Nà Lũng, công suất 300.000 tấn/năm; Dự án khai thác mỏ sắt Nà Rụa, thị xã Cao Bằng, công suất 200.000 tấn/năm; 2 nhà máy luyện gang tại Hào An, công suất 45.000 tấn/năm; 2 nhà máy luyện fêrô mangan tại Trung Khánh, công suất 15.000 và 4000 tấn/năm; Dự án chế biến bột đioxit mangan tổng công suất 30.000 tấn/năm; Dự án khai thác quặng bôxit và sản xuất alumin, công suất 500.000 tấn.

Ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm: Trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu vững chắc : 4.000 ha cây thuốc lá, 5.000 ha chè đắng, 3000 - 5.000 ha cho vùng hồi, sẽ xây dựng một số nhà máy chế biến nông - lâm sản như : Nhà máy chế biến chè đắng hiện đại, công suất 500 tấn/năm; nhà máy sản xuất ván dăm bào từ gỗ thải, công suất 2.000.000 m2/năm; Xưởng ép dầu trẩu và chế biến hoa quả, công suất 1.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến man và sản xuất bia, công suất 5.000.000 lít/năm.

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Dựa trên nguồn tài nguyên đá vôi phong phú, tỉnh Cao Bằng sẽ xây dựng dự án sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng cơ bản của Tỉnh như: Dự án XM lò quay, công suất 600.000 tấn/năm; Sản xuất gạch bột đá, công suất 2.000 tấn/năm; Nhà máy sản xuất gạch tuynen, công 20 triệu viên/năm; Sản xuất đá xây dựng tại Nặm Loát, công suất 2.500 m3...

Công nghiệp cơ khí sửa chữa chế tạo: Ngoài việc đổi mới thiết bị công nghệ, cải tạo các nhà máy cơ khí hiện có, trong giai đoạn 2006 - 2010, một số xưởng cơ khí sẽ được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu sửa chữa các phương tiện vận tải và máy móc cho các nhà máy chế biến thép, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Đầu tư chiều sâu xưởng sửa chữa cơ khí; đầu tư 3 cơ sở sửa chữa phương tiện vận tải nhỏ; dự án sản xuất thiết bị chế biến nông sản cỡ nhỏ...

Để phát triển nền kinh tế Tỉnh một cách đồng bộ, đạt được tốc độ phát triển nhanh, từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo, trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp, ngoài việc ban hành và thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, ngành Công nghiệp Cao Bằng sẽ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ: Các giải pháp về vốn (vốn của các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn ngân sách nhà nước); Giải pháp về thị trường, nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp; Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ; Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý công nghiệp...

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004, giá trị SXCN của tỉnh Cao Bằng liên tục có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 18,19%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn là 15 triệu USD. Dự kiến, cơ cấu kinh tế của Tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là: Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 28,87%, nông, lâm nghiệp: 27,25%, dịch vụ: 43,88% trong GDP. Trong đó, chú trọng phát triển công nghiệp gồm:

- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Đổi mới thiết bị, nâng cao giá trị sản xuất, chất lượng sản phẩm, tăng cường khâu quản lý.

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Phát triển các cơ sở sản xuất gắn với vùng nguyên liệu mía, thuốc lá, đậu tương, trúc sào, gỗ, chè đắng…

- Công nghiệp vật liệu xây dựng: Phát triển vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu cao cấp để phục vụ nhu cầu xây dựng tại địa phương.

Công nghiệp điện nước: Tiếp tục nâng cấp phát triển mới lưới điện nông thôn, bảo đảm nguồn nước hợp vệ sinh cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Công nghiệp nông thôn và tiểu thủ công nghiệp truyền thống: Chú trong công nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm sản; kết hợp thủ công với chế biến hiện đại, giải quyết việc làm cho người dân khu vực nông thôn.

Các ngành công nghiệp khác: Cơ khí, in, may, dệt… tiếp tục duy trì và phát triển, đáp ứng yêu cầu của Tỉnh và các tỉnh lân cận.

Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Tỉnh giai đoạn 2006-2010, định hướng phát triển đến năm 2020 là, phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 15,45%/năm (đến năm 2010) và 12%/năm (đến năm 2020); đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 600USD/ năm; tăng trưởng của ngành công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2010 là 31,5%/năm; giai đoạn từ 2011 đến 2015 là 17,5%/năm và từ năm 2016 đến năm 2020 là 14%/năm.

Các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là:

- Cụm CN – TTCN Cửa khẩu thị trấn Tà Lùng (huyện Phục Hoà): Diện tích 60 ha, là cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tổng hợp đa nghề, trong đó có nhà máy đường và một số ngành sản xuất sơ chế, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

- Cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Cửa khẩu Sóc Giang (huyện Hà Quảng): Diện tích 5 ha, dự kiến tập trung sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; gồm xay sát, đồ gỗ, lắp ráp, cơ khí sửa chữa…

- Cụm công nghiệp thị trấn Quảng Uyên: Diện tích 6,5 ha, sẽ ưu tiên phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ nông nghiệp, chế biến nông sản…

 

 

 

Dự báo tỷ trọng của các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010

 

TT

Năm

2010

2015

2020

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

Giá trị

Tỷ trọng (%)

A

Tổng GTSXCB (tỷ đồng)

1.532,24

100

3.218,23

100

6.196,42

100

 

Phấn nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

1

CN khai thác, chế biến khoáng sản

671,13

43,8

1.240,01

38,5

2.274,08

36,7

2

CN chế biến nông, lâm sản và thực phẩm

344,75

22,5

691,91

21,5

1.239,28

20

3

Sản xuất vật liệu xây dựng

269,67

17,6

534,22

16,6

929,46

15,5

4

CN nông thôn và TTCN truyền thống

45,96

3

160,91

5,5

421,35

6,8

5

CN cơ khí

84,27

5,5

241,36

7,5

495,71

8

6

CN sản xuất và phân phối điện, nước

61,29

4

202,74

6,3

539,08

8,7

7

Công nghiệp khác

55,17

3,6

147,08

4,1

297,78

4,37

  • Tags: