1. Những nỗi lo lắng
Khu hạt nhân nguyên tử Hanford của quân đội Bắc Mỹ nằm ở phía đông của Washington, rộng 1300 km2 là nơi sản xuất chất plutonium cho đầu đạn nguyên tử hạt nhân. Chỉ trong khoảng 5 năm (1945-1959) đã thải ra và chôn xuống lòng đất 200 nghìn lít chất thải gồm plutonium, uranium, iode, thuỷ ngân và nhiều chất khác. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cùng loại bệnh khác phát sinh, nhất là đã nhiều người bị nhiễm độc. Người ta tính rằng, có 4 nghìn lít chất thải đổ xuống lòng sông Columbia, gây ra nỗi lo lắng cho 1 triệu người dân sống trong các khu vực ven sông.
Không chỉ là những hậu hoạ trước mắt như bệnh tật, ô nhiễm môi trường mà trong tương lai, người ta không thể lường hết được những gì mà chất thải phóng xạ nguy hiểm sẽ gây ra cho con người.
Hiện nay có 5 trung tâm sản xuất năng lượng và vũ khí hạt nhân nguyên tử của Mỹ đang tích cực tìm biện pháp xử lý chất thải. Nhưng lượng chất thải phóng xạ ở đây là một con số báo động.
Khu Hanford ở Washington: Trong 50 năm chuyên sản xuất chất plutonium dành cho bom nguyên tử đã thải ra 200 triệu lít chất phóng xạ. Trong đó một phần lớn chất thải tích trữ vào các côngtennơ chôn chặt xuống đất.
- OAK: Phòng thí nghiệm quốc gia là một trung tâm nghiên cứu các lò phản ứng hạt nhân nguyên tử và sản xuất một số vũ khí đã làm 350 khu bị nhiễm chất phóng xạ.
- Khu Ineel ngày trước có 52 lò phản ứng hạt nhân, hiện vẫn còn một kho chất thải phóng xạ nằm sâu 100 m ngay dưới một bãi đá bóng.
- Rocky: gần 40 điểm sản xuất vũ khí hạt nhân nguyên tử đã thải ra 100 tấn phản xạ gồm 3 tấn plutonium.
- Savannah của phía Nam Caroline, với diện tích rộng 800 km2 chuyên sản xuất plutonium và tritium dùng cho bom nguyên tử. Tính đến nay có tới 145 triệu lít chất thải phóng xạ.
2. Những dự án cho giải pháp mới
ở San Diego, một nhóm các nhà khoa học được giao nhiệm vụ nghiên cứu về vấn đề xử lý chất thải nguyên tử ở Hanford. Họ đã đưa ra dự án sáng chế một máy lọc các phân tử độc hại nhất, sau đó bọc gói các phân tử đó trong màng thuỷ tinh. Máy tiếp tục xử lý các chất cặn bã ít nguy hiểm hơn. Loại máy này có giá đầu tư vừa phải, giảm thời gian xây dựng một nhà máy xử lý lớn và cũng tiết kiệm được hàng chục tỉ Euro. Để đạt được mục đích làm dự án này, các nhà khoa học đã nhận được 48 triệu Euro đầu tư về con người của một nhà đầu tư George Roberts đang là cộng sự của Công ty Kohlberg Karavis Roberts & Co.,... Trong khi đó, Bộ Năng lượng Mỹ vẫn còn đắn đo trước khoản đầu tư. Nếu dự án này thành công, họ sẽ bán lại cho Bộ Năng lượng Mỹ để dùng vào xử lý chất thải khu Hanford.
Cho tới hiện nay, sau hàng năm bắt tay vào làm thử nghiệm, các nhà khoa học quyết định hướng về phương pháp phân tách hóa học. Quá trình lọc chất thải như một vòng quay lớn: các chất được làm nóng lên rồi điện phân các phần nhiều chất phóng xạ nhất, chuyển các chất này vào máy chế tạo thuỷ tinh, trộn cùng thuỷ tinh lỏng rồi đưa vào công ten nơ bọc kín, 70% chất phóng xạ độc nhất được chuyển thành thuỷ tinh hóa. Thuỷ tinh mang chất phóng xạ có thể chôn xuống đất hoặc tích trữ trong kho kín một cách an toàn.
Khu Hanford dự báo sẽ có khoảng 500 nghìn tấn thuỷ tinh nguyên tử được chôn vùi tại chỗ hoặc chuyển đến nơi khác. Việc sàng lọc chất thải có thể phải chi trả tới 46 nghìn Euro. Bộ Năng lượng Mỹ cũng đã nghĩ tới việc xây dựng một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân bằng phương pháp chuyển hóa chất thải thành thuỷ tinh gọi là thuỷ tinh hóa. Đồng thời nghiên cứu những giải pháp phòng chữa bệnh cho những người bị nhiễm độc. Bộ cũng dự tính sẽ dành khoảng 977 nghìn Euro cho nhà máy có ý tưởng hay về việc xử lý chất thải này. Tuy nhiên, khoản chi này vẫn còn nằm trong sự suy tính của Văn phòng Bảo trợ thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Từ nay tới 2028, người ta còn phải nghiên cứu để tìm ra giải pháp mới hơn.
Một số nhà máy và công ty lao vào đầu tư cho dự án khử nhiễm độc nguyên tử. Hanford là một trong những khu dẫn đầu trong công trình nghiên cứu này. Tuy nhiên, các dự án còn nằm trên hàng chục trang giấy. Nhưng trong một thời gian không xa, người ta phải tập trung các chất thải trên nước Mỹ vào một kho chung có độ an toàn cao. Dự án này không chỉ đặt ra với riêng nước Mỹ mà còn trên toàn cầu, những nơi có chất thải hạt nhân nguyên tử. Đây cũng là một thị trường tiềm năng để các nhà đầu tư đầu tư nguồn vốn tới hàng trăm tỷ Euro.