Từ tre đến đóng góp của trung tâm Polyme và vị giáo sư tâm huyết

Có thể nói, ngành nhựa của Việt Nam đang ngày càng phát triển lớn mạnh bởi những ứng dụng rộng rãi của nó vào trong các ngành công nghiệp mỗi ngày một phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên, hàng năm, ng

Với tre, ta không phải lo lắng về sự thiếu hụt hay cạn kiệt, vì tre tái tạo được và sinh trưởng rất nhanh. Nhìn từ khía cạnh môi trường, có thể loại bỏ các sản phẩm làm từ tre một cách dễ dàng mà gây tác động rất nhỏ tới môi trường và chi phí cho việc tiêu huỷ lại rẻ hơn so với các sản phẩm làm từ hoá chất. Vì vậy, tre được xem như là nguồn tài nguyên có giá trị về mặt kinh tế, đồng thời lại đảm bảo yêu cầu về mặt môi trường. Chắc chắn rằng trong tương lai, phạm vi ứng dụng của nguyên liệu này sẽ tăng một cách đáng kể vì những tính năng ưu việt của nó.
Giáo sư Diệu cho biết thêm, sang năm 2005, Trung tâm tiếp tục thực hiện đề tài cấp Nhà nước, đó là nghiên cứu vật liệu Nanopolyme compzit trên nền nhựa polyporopyler gia cường bằng sợi tre và nanocly để chế tạo các sản phẩm chất lượng cao ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng. Đây cũng là vấn đề mà Giáo sư Diệu cùng các cộng sự tâm huyết bấy lâu nay, bởi ý nghĩa thực tiễn của nó trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước là vô cùng to lớn. Về mặt lâu dài, trung tâm đang tăng cường hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo với Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên tre của trường Đại học Doshisha, Kyoto (Nhật Bản) và cũng đang tìm hướng bước ra thị trường đầy tiềm năng này.
Đuợc biết, đầu tư ban đầu để xây dựng Phòng thí nhiệm trọng điểm Vật liệu Polyme và Compozit với tổng kinh phí gần 54 tỉ đồng, trong đó vốn thiết bị khoa học 67% và vốn thiết bị công nghệ 33%, Trung tâm đã có nhiều thành công nổi bật trong việc nghiên cứu vật liệu Polyme compozit. Ví dụ: chế tạo hàng trăm mét dải phân cách cho một số tuyến phố ở Hà Nội giúp cho công việc đảm bảo an toàn giao thông được tốt hơn, và hệ thống máng đổ rác nhà 11 tầng ở Trung Tự (Hà Nội) cũng được đánh giá rất cao... Năm 2004, Trung tâm đã thực hiện được 25 hợp đồng kinh tế KHCN. Năm tới, sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển giao công nghệ chế tạo một số sản phẩm Compozit chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất.
Gần hai chục năm nghiên cứu vật liệu polyme, các nhà khoa học ở Trung tâm đã có những đóng góp to lớn trong việc hình thành và phát triển dòng vật liệu này ở Việt Nam. Hơn nữa, việc Trung tâm đẩy mạnh chuyển giao công nghệ theo hướng thị trường, cũng sẽ là những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành và phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ tại Việt Nam. Những đóng góp ấy thật ý nghĩa biết bao, và mong rằng các đơn vị khoa học của chúng ta cũng sẽ tích cực chuyển đổi, để Khoa học và công nghệ Việt Nam sánh ngang với bạn bè trên toàn thế giới.

  • Tags: