Người nói - Mình ngẫm

G.S, T.S Walden Bello đã nhận được Giải thưởng Rights Livelihood, một giải thưởng danh giá tương đương Giải Thay thế Nobel. Ông đồng thời là Giám đốc Trung tâm Focus on Global South, tác giả của nhiều

- Ông Walden Bello nói:

- Tôi đã 3 lần được Chính phủ VN mời sang nói chuyện về WTO và cả 3 lần tôi đều khuyến cáo các bạn rằng gia nhập WTO vừa có mặt tích cực, vừa mang theo những hậu quả tiêu cực. Từ kinh nghiệm của các nước đang phát triển, đang là thành viên WTO, chúng tôi thấy việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới với những luật chơi thiếu công bằng của nó đã gây ra sự xáo trộn khủng khiếp trong nông nghiệp. WTO có những quy định hết sức ngặt nghèo về quyền sở hữu trí tuệ mang tính thiên kiến với các nước nghèo. Quá trình ra quyết sách lại do các nước giàu như Mỹ, EU chi phối.

Tôi hiểu mối quan ngại của VN và những nguyên nhân thúc giục các bạn gia nhập WTO. Nhưng nếu được hỏi, tôi phải nói thực rằng, trên quan điểm cá nhân, tôi e rằng, ngoài những lợi ích đạt được, các bạn sẽ mất khá nhiều. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy, kể từ 1995 (khi WTO ra đời trên nền tảng của GATTs) họ đã mất nhiều hơn được.

                - Về câu hỏi, tại sao hầu như nước nào cũng muốn gia nhập tổ chức này. Ngay thời điểm này, cũng có tới 20 nước đang đệ đơn xin gia nhập? Phải chăng, đó là xu hướng tất yếu mà không nước nào có thể đứng ngoài?

- Ông Walden Bello: Các nước tham gia WTO vì họ sợ rằng nếu không gia nhập thì mọi việc còn tồi tệ hơn.

Nhưng cá nhân tôi cho rằng, có thể có những cách khác để đất nước thịnh vượng hơn, chứ không nhất thiết phải tham gia sân chơi đó. Rất nhiều kinh nghiệm đã chỉ ra điều này. Một số nước không phải là thành viên WTO nhưng họ vẫn phát triển như Arab Saudi chẳng hạn...

Trong các cuộc thảo luận với nhiều cơ quan nhà nước VN, tôi nhận thấy nhiều người nhận thức rất rõ về mặt trái của WTO. Vì thế, điều thuận lợi mà VN đang có là các thành viên đoàn đàm phán bước vào tiến trình gia nhập với ý thức sâu sắc về những mặt được và chưa được mà tổ chức này mang tới. Không nhiều nước đang phát triển có được điều đó khi bước chân vào WTO.

- Còn về câu hỏi: “Như ông đã nói, có nhiều cách khác để thịnh vượng hơn mà không cần đến WTO. Thế theo ông, trong trường hợp của VN, con đường ngoài WTO sẽ là như thế nào? Vì nhiều người vẫn nói: thật khó mà tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi VN đứng ngoài sân chơi lớn nhất toàn cầu này?”

- Ông Walden Bello: Tôi nghĩ là chúng ta nên nhìn vào tình hình của ASEAN. Nhiều người đề xuất là nên xem xét đến các hiệp định khu vực chẳng hạn. Các quốc gia Đông Nam á đang trở thành một bộ phận trong một hệ thống thống nhất với hợp tác thương mại, công nghệ, phối hợp kế hoạch trong ASEAN.

Nền nông nghiệp và công nghiệp của các nước ASEAN đang có một thị trường rộng lớn với hơn 500 triệu dân. VN và các nước ASEAN nên tập trung vào thúc đẩy thương mại trong khối, thay vì chú trọng quá nhiều đến thương mại quốc tế. ASEAN cần phải hợp tác chặt chẽ, cùng nhau xây dựng một chính sách công nghiệp, đầu tư phối hợp, bởi trên thực tế, từng nước một khó có thể cạnh tranh nổi với Trung Quốc.

Tôi có nói với các bạn VN rằng, các bạn có tiếng nói mạnh để có thể thay đổi ASEAN theo hướng đó. Đó có thể là một con đường tốt.

  • Tags: