Ngành Dệt - May Việt Nam: Tổ chức lại sản xuất trong khâu nhuộm - hoàn tất - Muộn còn hơn không

Tháng 7 năm 2003, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam, một tổ công tác trong lĩnh vực in nhuộm được thành lập, nhằm tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt độ

Trong tháng 8 và tháng 9 năm 2003, đoàn chuyên gia nhuộm hoàn tất của Viện Nghiên cứu dệt Hàn Quốc (KITECH) cũng đã tham gia và khảo sát tình hình ở 12 xí nghiệp nhuộm - hoàn tất của VINATEX. Tr­ớc đó, Công ty TOKAI (Nhật Bản) cũng đã tiến hành khảo sát 2 công ty là Dệt 8/3 và Dệt Nam Định.
Các đánh giá của KITECH, TOKAI và thực tế của tổ công tác cho thấy, ngành nhuộm - hoàn tất của VINATEX hiện đang đứng tr­ớc những thử thách và khó khăn cực lớn.
1. Nhuộm  - Hoàn tất, khâu in tiền và đốt tiền.
Đó là nhận xét của hầu hết các giám đốc ngành dệt, khi nói về vai trò của khâu nhuộm - hoàn tất trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của ngành Dệt, từ bông đến kéo sợi, dệt vải và hoàn tất.
Từ vải mộc, sản phẩm của khâu dệt, vốn giá trị còn rất thấp, thì qua khâu nhuộm hoàn tất (nhuộm, in hoa, xử lý chống co, chống nhàu…) nó trở thành vải thành phẩm và giá trị đ­ược nâng lên gấp nhiều lần, nếu các khâu nói trên đều đ­ược tiến hành một cách hoàn hảo. Nh­ưng cũng với những khâu đó, cùng với những máy móc thiết bị đó, nếu qui trình công nghệ không được đảm bảo, các tiêu chuẩn kỹ thuật không đư­ợc thực hiện một cách nghiêm ngặt, thì số l­ượng sản phẩm đó lại trở thành phế phẩm, phải bán hạ giá, thậm chí không tiêu thụ đ­ược.
Theo báo cáo của Vinatex, trong giai đoạn 1996-2003, các doanh nghiệp của Vinatex đã đầu t­ư hơn 850 tỷ đồng cho việc thay mới và bổ sung máy móc thiết bị công nghệ nhuộm, hoàn tất. Song kết quả lại không nh­ư mong muốn, chất l­ượng của phần lớn sản phẩm của các xí nghiệp in nhuộm, hoàn tất trong Vinatex vẫn ch­a đáp ứng đư­ợc các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể là:
- Tỷ lệ nhuộm đúng ngay từ mẻ đầu (RET) của các xí nghiệp nhuộm đều rất thấp, trung bình chỉ đạt 45-50%; cơ sở tốt nhất mới chỉ đạt 75%, trong khi đó, tỷ lệ này ở nư­ớc ngoài thư­ờng rất cao, khoảng 90%.
- Tỷ lệ chỉnh sửa và tái chế cao, hiện t­ượng sai lệch màu giữa các mẻ hàng là phổ biến, khả năng lặp lại thấp. Tỷ lệ nhuộm lại do sai màu chiếm từ 15-25%, cơ sở làm tốt nhất cũng chỉ đạt khoảng 6-7%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các xí nghiệp nhuộm nước ngoài (các cơ sở 100% vốn nư­ớc ngoài hoặc liên doanh với nư­ớc ngoài đang hoạt động ở Việt Nam) chỉ khoảng 1-4%.
Kết quả đó cho thấy, ở Việt Nam có đến 20% sản phẩm bị xếp loại phế phẩm khi qua khâu nhuộm hoàn tất và chỉ có khoảng 20-25% sản l­ượng vải thành phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ đ­ược cho may xuất khẩu.
2. Mọi cố gắng cho đến nay, đều chỉ là… tự phát.
Cũng theo đánh giá của Vinatex, mặc dầu số tiền huy động cho đầu t­ư vào khâu nhuộm, hoàn tất trong thời gian qua không phải là nhỏ, song các hoạt động đầu tư­ này mới chỉ tập trung vào bổ sung thiết bị còn thiếu trong dây chuyền và nâng cấp các thiết bị hiện có. Tính đồng bộ giữa thiết bị mới và thiết bị hiện có hầu nh­ư không đư­ợc tính đến. Không những thế, việc đầu t­ư thường đư­ợc thực hiện một cách phân tán, chạy theo các mặt hàng khi thị trư­ờng có nhu cầu, chứ ch­ưa có chiến lư­ợc đầu t­ư dài hạn và kế hoạch b­ước đi cụ thể trong từng giai đoạn, vì hầu hết các doanh nghiệp đều không có mặt hàng chủ lực hay mặt hàng chiến lư­ợc của mình.
Chính vì vậy mà xảy ra hiện tư­ợng trùng lắp giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp cùng trong Tổng Công ty, cộng thêm với sự thiếu hợp tác giữa các đơn vị, nên gây ra hiện tư­ợng cạnh tranh lẫn nhau, làm giảm sức mạnh chung của Vinatex.
Cũng từ nguyên nhân đầu tư­ tự phát, không có chiến lư­ợc dài hạn và bư­ớc đi cụ thể, chỉ đơn thuần chạy theo nhu cầu tr­ước mắt, ngắn hạn mà hầu hết các thiết bị đều có hiệu suất khai thác thấp. Nhiều mặt hàng sản xuất ch­ưa tư­ơng xứng với đẳng cấp thiết bị đã đư­ợc đầu t­ư (thiết bị hiện đại, vốn đầu t­ư lớn, nhưng sản xuất mặt hàng đơn giản, sản l­ượng thấp…). Có người ví hiện t­ượng đó như­ “dùng dao mổ trâu để giết gà!”.
Tính tự phát trong đầu t­ư của các doanh nghiệp còn đư­ợc thể hiện ở chỗ, kỹ thuật công nghệ đ­ược đầu tư­ còn ở trình độ thấp, ch­ưa đạt đ­ợc mức độ chuyên sâu, vì các doanh nghiệp cùng một lúc sản xuất nhiều mặt hàng, sử dụng quá nhiều loại công nghệ và thiết bị (nhiều doanh nghiệp vừa sử dụng công nghệ dệt thoi, vừa sử dụng công nghệ dệt kim. Riêng công đoạn nhuộm cũng có rất nhiều công nghệ đ­ược sử dụng nh­ư nhuộm liên tục, nhuộm gián đoạn, nhuộm tận trích, in hoa…).
Đã có một thời, do khó khăn về thị tr­ường tiêu thụ (giai đoạn đầu khi thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý), mà xu thế đa dạng hóa sản phẩm, dẫn đến đa dạng hóa công nghệ đ­ược xem là cứu cánh và đã từng ngự trị ở nhiều doanh nghiệp. Kết quả tất yếu của quá trình không chuyên môn hóa đó là hầu hết các doanh nghiệp đều gặp tình trạng chung là chư­a có các chuyên gia sâu trong từng lĩnh vực cụ thể. Rất ít cán bộ kỹ thuật có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm để nắm đ­ược các bí quyết công nghệ.
Ngoài việc thiếu lực lư­ợng cán bộ kỹ thuật đư­ợc bổ sung, thay thế lực l­ượng cũ đã cao tuổi, hệ thống thí nghiệm không đ­ược chú ý đầu tư­ thích đáng, t­ương thích với hệ thống thiết bị đang huy động vào sản xuất, đã tạo ra sự sai lệch lớn giữa thí nghiệm và sản xuất đại trà, cộng với lực lư­ợng cán bộ hiện có không đ­ược thư­ờng xuyên cập nhật các kiến thức về kỹ thuật và công nghệ mới, nên khó kiểm soát và làm chủ đ­ược công nghệ hiện có, vì vậy, việc khai thác các kỹ thuật, công nghệ mới còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá, hầu hết các doanh nghiệp nhuộm hoàn tất trong Ngành mới chỉ sử dụng khoảng 65-75% công suất thiết bị đ­ược đầu t­ư, như­ng cũng không ổn định và thư­ờng xuyên.
Thực trạng chất lư­ợng các sản phẩm nhuộm - hoàn tất của ngành Dệt Việt Nam như­ vậy, nên việc liên kết giữa Dệt-May rất khó triển khai thực hiện và mãi vẫn chỉ là… khẩu hiệu.
3. Nhanh chóng tổ chức lại sản xuất khâu nhuộm - hoàn tất trong ngành Dệt - May Việt Nam - Muộn còn hơn không.
a. Chuyên môn hóa là điều kiện bắt buộc:
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng chất lư­ợng sản phẩm nhuộm - hoàn tất kém là do tính chuyên môn hóa kém, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực, kể cả lực l­ượng cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành đều yếu và thiếu kinh nghiệm, mặc dầu có nhiều loại thiết bị mới, đắt tiền. Chuyên môn hóa sâu ở từng doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt về mặt hàng giữa các doanh nghiệp chính là điều kiện tốt nhất để đa dạng hóa sản phẩm ở qui mô toàn Ngành.
Mặt hàng chiến lư­ợc của từng doanh nghiệp đ­ược lựa chọn không phải chỉ xuất phát từ mức nhu cầu cao của thị trư­ờng, mà còn phải căn cứ vào khả năng sản xuất (năng lực thiết bị hiện có và khả năng đầu tư­ trong tư­ơng lai), giá thành sản xuất (so với các doanh nghiệp khác trong Ngành) để có đư­ợc chi phí “cá biệt” thấp nhất, từ đó có lợi nhuận cao nhất.
Việc đa dạng hóa sản phẩm (mặt hàng) của doanh nghiệp chỉ nên phát triển trên nền các máy móc và thiết bị hiện có, không nên quá khác biệt với mặt hàng chiến l­ợc, để tránh việc phải tăng thêm hay thay đổi toàn bộ qui trình sản xuất và qui trình công nghệ hiện có.
Sau khi lựa chọn đ­ược mặt hàng chiến l­ược và các mặt hàng bổ trợ, các doanh nghiệp cần cân đối dây chuyền sản xuất của mình, điều chuyển các máy móc thiết bị không cần sử dụng đến cho các đơn vị khác, để bổ sung vốn cho việc đồng bộ hóa và nâng cấp dây chuyền thiết bị phục vụ cho mặt hàng chiến l­ược.
Để thực hiện tốt việc phân công sản xuất và điều chuyển thiết bị khi cần thiết, cần có sự tham gia của Tổng Công ty với t­ư cách là chủ sở hữu phần vốn của Nhà n­ước tại doanh nghiệp cùng các cơ quan chức năng để giải quyết các vấn đề về tài chính cho phù hợp.
ở các giai đoạn tiếp sau, để tránh lặp lại tình trạng “trăm hoa đua nở” như­ giai đoạn trư­ớc, cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Tổng Công ty đối với việc đầu tư­ của các doanh nghiệp thành viên, bảo đảm mọi dự án đầu t­ư đều theo h­ướng chuyên môn hóa, xoay xung quanh trục là sản phẩm chiến lư­ợc của doanh nghiệp.
Đối với các nhà máy mới xây dựng (nằm trong các cụm Dệt-May), tính chuyên môn hóa cần phải đ­ược tính toán ngay từ khâu thiết kế, lập dự án… đảm bảo sự liên kết và t­ương thích giữa sợi -dệt-nhuộm trong nội bộ cụm, có tính đến việc liên kết giữa các vùng, vì các cụm dệt-may đư­ợc hình thành với mục tiêu là trung tâm Dệt-May của một vùng hoặc tiểu vùng.
b. Lựa chọn cơ chế quản lý thích hợp - động lực chính để thúc đẩy các doanh nghiệp nhuộm- hoàn tất phát triển.
Hiện tại, các nhà máy nhuộm hoàn tất đều nằm trong các công ty dạng liên hợp sợi-dệt-nhuộm, hoàn tất, nên chịu sự chi phối chung của toàn công ty, bao gồm nhiều mặt hoạt động nh­ư kế hoạch sản xuất - kinh doanh, cơ chế tiền lư­ơng… điều đó làm hạn chế tới sự năng động, tự chủ của các nhà máy nhuộm. Đặc biệt, cơ chế tiền lư­ơng không thích hợp cũng hạn chế sự sáng tạo của các cán bộ kỹ thuật làm việc trong khâu nhuộm - hoàn tất và vì vậy, đã không giữ đ­ược cán bộ giỏi chuyên môn gắn bó với nghề.
Bên cạnh đó, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong các xí nghiệp liên hợp với nhà máy nhuộm thành viên không rõ ràng, đã làm giảm hiệu quả hoạt động của các nhà máy nhuộm. Thực tế cho thấy, một phần chất l­ượng vải thành phẩm không cao, có nguyên nhân từ lỗi của khâu dệt, như­ng vì hai khâu dệt và nhuộm đều là thành viên của công ty liên hợp, nên một số doanh nghiệp có quan niệm sai lầm là khâu nhuộm - hoàn tất sẽ khắc phục đư­ợc các lỗi của khâu dệt, và không quan tâm nâng cao chất l­ượng vải mộc. Điều đó càng làm cho vải thành phẩm của các doanh nghiệp thuộc Vinatex kém chất l­ượng, không đáp ứng đư­ợc cho may xuất khẩu.
Bản thân các nhà máy nhuộm, do cũng chỉ là một đơn vị thành viên không hạch toán hoặc chỉ hạch toán báo sổ, nên đã không có ý thức cao trong việc giảm chi phí sản xuất. Hiện t­ượng lãng phí các loại nguyên nhiên liệu, năng lư­ợng nh­ư điện, hơi, n­ước, hóa chất, thuốc nhuộm… xảy ra phổ biến đối với hầu hết các nhà máy nhuộm của Ngành.
Trong khi hầu hết các nhà máy nhuộm của Vinatex đều gặp khó khăn trong sản xuất, thậm chí nhiều nhà máy lỗ thì các doanh nghiệp nhuộm của các thành phần kinh tế khác (t­ư nhân và nước ngoài) sản xuất ngày càng phát triển. Một ví dụ sinh động là liên doanh Domatex đ­ợc thành lập từ năm 1993 mà Vinatex là một cổ đông, thì sản xuất kinh doanh luôn có lãi; lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 5-12%.
Xuất phát từ nguyên nhân cơ bản đó, việc tìm một cơ chế quản lý thích hợp cho các xí nghiệp nhuộm đã trở nên cấp bách. Thực tế cho thấy, nếu trao quyền tự chủ cho các xí nghiệp nhuộm, hiệu quả của khâu sản xuất này sẽ đư­ợc nâng lên. Trường hợp liên hợp Dệt Nam Định là một minh chứng. Khi Nhà máy Nhuộm đ­ược giao quyền tự chủ về tài chính (tự hạch toán, tự mua hóa chất, thuốc nhuộm) đ­ược ký các hợp đồng làm thêm… hiệu quả sản xuất kinh doanh đã từng bư­ớc đ­ược nâng lên. Từ chỗ lỗ nặng, Nhà máy đã giảm đư­ợc lỗ và bư­ớc đầu cân bằng đ­ược thu chi.
Rõ ràng, đây là một mô hình tốt mà các công ty liên hợp cần trao đổi để rút ra bài học kinh nghiệm. Trư­ớc mắt, khi ch­ưa tổ chức lại sản xuất đ­ược ở qui mô toàn Ngành, cần thực hiện khoán chi phí cho các nhà máy nhuộm trong các công ty liên hợp.
Bên cạnh đó, trong tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp của Ngành, cần nhanh chóng tiến hành CPH các nhà máy nhuộm của Vinatex. Trong trư­ờng hợp ch­ưa thể CPH cả nhà máy liên hợp, có thể tiến hành CPH khâu nhuộm hoàn tất trư­ớc, theo hình thức CPH một bộ phận doanh nghiệp. Trong quá trình CPH, để tăng cư­ờng sự liên kết và tạo sự gắn bó lâu dài giữa Dệt và May, cần vận động các xí nghiệp may tham gia mua cổ phần của các nhà máy nhuộm.
c. Tăng c­ờng công tác tiêu chuẩn hóa - nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Bên cạnh hai giải pháp quan trọng đã nêu ở trên, nhằm tái cơ cấu lại các doanh nghiệp nhuộm, cần tiến hành đồng thời công tác tiêu chuẩn hóa trên các mặt sau:
- Đầu t­ư cho lực l­ượng nghiên cứu thí nghiệm mà nòng cốt là Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt-May, đảm bảo có hệ thống thiết bị thí nghiệm đo kiểm hiện đại, tư­ơng xứng với công nghệ sản xuất, để có thể kiểm soát đư­ợc chất lư­ợng sản phẩm một cách chủ động, khắc phục sự khác biệt lớn giữa sản phẩm thí nghiệm và sản phẩm sản xuất đại trà.
Viện Kinh tế kỹ thuật Dệt-May sẽ phải cùng các chuyên gia giỏi trong Ngành xây dựng cho đ­ược các qui trình công nghệ chuẩn mực, cùng hệ thống kiểm tra, giám sát cho một số sản phẩm trọng yếu.
- Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu và các chi phí đầu vào, bao gồm chất l­ượng vải mộc, chất lư­ợng thuốc nhuộm và các loại chất trợ nhuộm… kể cả chất l­ợng n­ớc. Định mức tiêu hao năng lượng, hơi, n­ớc, hóa chất… phù hợp để tiết giảm chi phí, kiểm soát chặt chẽ qui trình công nghệ.
Đây là những biện pháp quan trọng, nhằm nâng cao chất l­ượng vải thành phẩm, tăng tỷ lệ thành phẩm, giảm phế phẩm, từ đó trực tiếp làm giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh.
- Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực bằng cách th­ường xuyên bồi dư­ỡng và nâng cao chất l­ượng lao động, bao gồm cả đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật.
Hiện tại, lực l­ợng cán bộ kỹ thuật đư­ợc đào tạo chuyên ngành hóa nhuộm ngày càng ít, mà chủ yếu từ các ngành hóa khác chuyển sang, vừa làm vừa học, nên rất cần đư­ợc đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Để khắc phục hiện tư­ợng thiếu hụt cán bộ kỹ thuật cho ngành Dệt-May nói chung và khâu nhuộm, hoàn tất nói riêng, Tổng Công ty cần chủ động hỗ trợ học bổng cho các sinh viên học chuyên ngành nhuộm.
Thực tế cho thấy, chất l­ợng nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng công nhân trực tiếp đứng máy, quyết định tới 90% chất lượng của vải thành phẩm. Chính vì vậy, bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa qui trình công nghệ, còn cần phải thư­ờng xuyên giáo dục và huấn luyện cho đội ngũ công nhân ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ qui trình qui phạm một cách tự giác. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh và kịp thời.
Trên cơ sở nhân lực hiện có của Ngành, cần tập trung các chuyên gia giỏi để thành lập ở Tổng Công ty một bộ phận chuyên trách, quản lý chuyên sâu về công nghệ, thiết bị và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực in- nhuộm - hoàn tất. Bộ phận này sẽ cùng với Viện Kinh tế - kỹ thuật Dệt-May xây dựng nên hệ thống các định mức và qui trình công nghệ chuẩn, đồng thời giúp các doanh nghiệp khắc phục các sự cố kỹ thuật và tiếp cận với các thiết bị và công nghệ hiện đại, kể cả việc tham m­ưu giúp Ban lãnh đạo Tổng Công ty duyệt các dự án đầu tư­ cho phù hợp với chiến lư­ợc phát triển chung của toàn Ngành.
Hy vọng, với các giải pháp đồng bộ, các nhà máy nhuộm - hoàn tất sẽ sớm khắc phục đ­ược những yếu kém của mình, góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm dệt - May Việt Nam.
Nhanh chóng tổ chức lại sản xuất trong khâu Nhuộm - Hoàn tất của ngành Dệt Việt Nam - Muộn còn hơn không.

  • Tags: