Thực tế từ làng nghề dệt Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy điều đó. Ông Phạm Minh Doanh - chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt Phùng Xá cho biết: Nhờ sự kết nối giữa làng nghề với các doanh nghiệp bán lẻ mà bây giờ sản phẩm của làng nghề chúng tôi được tiêu thụ mạnh ở các siêu thị và cả hệ thống bán lẻ bên ngoài. Hiện nay, 20% sản phẩm của chúng tôi phục vụ tiêu thụ nội địa và 80% phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, khi thị trường có những biến động đòi hỏi sự kết nối chặt chẽ hơn, mới bộc lộ những điểm yếu trong sự kết nối lâu nay giữa nhà sản xuất và nhà phân phối. Điều đó cho thấy, mối liên kết giữa các doanh nghiệp Việt không chặt chẽ và dễ lung lay do những thỏa thuận quyền lợi không hài hòa. Ngay từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt như ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước khu vực bày hàng thuận tiện hơn, bắt mắt hơn cũng khó đạt được thỏa thuận. Nhiều nhà phân phối, trong đó phải kể đến siêu thị lớn vẫn dành sự ưu tiên đặc biệt cho những sản phẩm đã có thương hiệu, chưa cởi mở và ưu đãi đối với sản phẩm Việt chưa có thương hiệu vững mạnh. Nhà phân phối chỉ biết bán hàng mà không có thông tin báo lại cho người sản xuất là sản phẩm đó có mặt tích cực gì, người tiêu dùng ưa chuộng ra sao và phải làm thế nào để đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, cái khó của siêu thị và trung tâm thương mại từ thành thị đến nông thôn vẫn là vốn, bởi chi phí để vận hành rất lớn. Nếu như việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa kém sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của nhà phân phối.
Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, việc liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sẽ đem lại những phản hồi tích cực trong việc cải tiến mẫu mã, chất lượng, giá cả sản phẩm, từ đó tiêu thụ hàng hóa tốt hơn. Giữa các doanh nghiệp phân phối với nhau cũng cần phải liên kết. Ví dụ, cùng trong một chuyến đưa hàng về nông thôn, nếu các doanh nghiệp có trao đổi thông tin qua lại sẽ có thể chung 1 chuyến xe chở hàng, giảm chi phí vận chuyển, hoặc tránh trùng lặp sản phẩm bày bán, gây lãng phí.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, nhà sản xuất và phân phối đều gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, để tạo được sự gắn kết chặt chẽ của đầu vào và đầu ra sản phẩm thì cần có chính sách ưu đãi cho mỗi đơn vị. Theo ông Trương Quang Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương, thực tế cho thấy, ngoài nỗ lực kết nối tự thân giữa các doanh nghiệp thì các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần tạo những cơ hội để doanh nghiệp gắn kết một cách chặt chẽ hơn. Các chương trình "đưa hàng Việt về nông thôn" được triển khai trong thời gian qua cũng là một cách để tạo nên sự kết nối và vì người tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 7/2010, đã có 46 phiên chợ "hàng Việt về nông thôn" được tổ chức ở 18 tỉnh, thành phố với tổng doanh thu 30.422 tỷ đồng. Các phiên chợ này thu hút 649.300 lượt người đến tham quan và mua sắm.
Kết nối thực tế là nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp, không cần phải có các cơ quan quản lý nhà nước đứng ra doanh nghiệp mới có thể kết nối. Nhưng sự kết nối của doanh nghiệp sẽ đi đúng với nhu cầu, tránh dàn trải, manh mún và đạt hiệu quả cao hơn khi có sự tham gia của các cơ quan quản lý. Các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất và cả người tiêu dùng đã biết về nhau, bây giờ phát huy sự kết nối sẵn có sẽ tạo điều kiện cho hàng Việt và doanh nghiệp Việt có chỗ đứng vững chắc hơn.
Kết nối sẽ tạo chân hàng vững chắc cho doanh nghiệp bán lẻ, đồng thời đưa hàng Việt đến gần người tiêu dùng Việt hơn. Kinh nghiệm từ hệ thống Coop Mart cho thấy điều đó. Năm 1996, trên 70% hàng hóa bán trong hệ thống Coop Mart là hàng Việt. Đến nay, trên 90% hàng hóa bán trong hệ thống là hàng Việt Nam. Doanh số của Coop Mart tăng 40%, điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của hàng Việt. Nhưng vấn đề là phải tạo sự kết nối hợp lý, dựa trên quyền và lợi ích của các bên.
Kết nối sản xuất và phân phối như thế nào?
TCCT
Kết nối là nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp, nên cho dù không có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước thì sự kết nối giữa doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất vẫn diễn ra. Sự kết nối ấy