Tiếng Anh cho công chức và doanh nhân

Tiếng Anh là một ngôn ngữ có thể mở nhiều cánh cửa tri thức và là điều kiện tiên quyết để tìm cơ hội thăng tiến trong công việc. Tiếng Anh đã mặc nhiên trở thành ngôn ngữ phổ biến trên mọi lĩnh vực nh

Học tiếng Anh đã trở nên một phong trào, nhất là sau ngày cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt có chỉ đạo buộc công chức một số ngành phải học giỏi tiếng Anh để phục vụ công tác. Đó cũng là thời điểm Hội Việt-Mỹ mở hệ thống đào tạo “Anh văn hội Việt-Mỹ”, tiếp theo là các Trường Quốc Tế, Hoa Sen, Không Gian, 2000, Dương Minh, Share, EIS, Đông Phương Mới, AUSP, Đông Âu, Việt-Úc… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp tư nhân ra đời với chủ trương “người nghèo cũng học được thầy ngoại”. “Thầy ngoại” đã trở thành một tiêu chuẩn quyết định trong sự cạnh tranh giữa nhiều cơ sở dạy Anh văn được mở ra hàng loạt. Vì “thầy nội” dạy có hay mấy, học sinh tốt nghiệp khi đi phỏng vấn xin việc làm, đa số bị rớt do kém hai kỹ năng nghe và nói. Hiện nay, hiện tượng “thầy ngoại” là Tây ba-lô, hay viên chức làm việc ở các công ty liên doanh ra dạy, không qua sư phạm chính quy nên chất lượng dạy không đạt tiêu chuẩn. Còn trường hợp, thầy dạy tuyển dụng qua mạng thì chi phí ăn ở rất cao, thù lao mỗi giờ dạy tới 15 USD. Vì vậy, các trường ngoại ngữ phải tính toán như thế nào để học viên đóng học phí thấp mà vẫn được học “thầy ngoại”. Cũng do yêu cầu mang tính thời vụ đó mà các trường công lập đều phải cải cách, đổi mới giáo trình, mướn “thầy ngoại” để mang lại hiệu quả cao.

Thị trường đào tạo Anh văn trở nên sôi động hơn, khi nhóm doanh nhân hợp tác với Hội Việt-Mỹ, tách ra lập Công ty TNHH Việt-Mỹ, với các phương án hợp tác quốc tế qua Đại học Michigan và Cambridge. Công ty đã tuyển chọn giáo viên giỏi, kết hợp với các chương trình ngoại khóa, nhanh chóng thu hút trên 5.000 học viên qua 11 trường chi nhánh ở Đà Nẵng, Cần Thơ. Trong đó, hấp dẫn là Anh văn thiếu nhi và Anh văn chuyên ngành cho thanh niên chuẩn bị bước vào đời hay đi du học.

 Với khung giá trên 1.500.000 đồng cho mỗi khóa 2 tháng thì không phải học viên nào cũng có đủ điều kiện để theo học, nên các trung tâm Anh văn tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM, một số trường dạy nghề hay Nhà văn hóa quận, huyện, đã trở thành nơi thu hút những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, không hẳn học Anh văn tại các trung tâm công lập là kém, như trường hợp em Tạ Hùng Anh, 12 tuổi theo học Anh văn ở Trường Tôn Đức Thắng, đã đậu bằng Proficiency do Trường Michigan (Mỹ) cấp với số điểm cao nhất. Qua cuộc sát hạch có phần tranh luận bằng tiếng Anh của em Hùng Anh, cho thấy, học viên học tiếng Anh với thầy nội chưa chắc đã kém phần nghe và nói. Hơn thế nữa, học viên tại các trung tâm công lập còn tìm ra giải pháp bổ sung bằng cách đến các CLB “Nói tiếng Anh ngoài trời” để sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần. Mỗi học viên chỉ đóng phí 10.000 đồng để uống nước hay thuê phim, mua vé, dẫn nhau đi shoping hay sở thú, xem phim… Qua các chuyến đi chơi mang tính chuyên đề này là dịp để học viên rèn luyện kỹ năng nghe nói với giáo viên nước ngoài.

Ở Việt Nam đi đâu bây giờ cũng thấy học tiếng Anh. Nhưng học tiếng Anh như thế nào để có hiệu quả? TS.Dương Thiệu Tống có vài trao đổi trong vấn đề này.

Từng du học và tốt nghiệp tiến sĩ giáo dục tại Đại học Ohio và Columbia Hoa Kỳ, quan điểm của thầy, trước cao trào người Việt học tiếng Anh ngày nay?

Trước khi nói về quan điểm, tôi muốn quay lại chút ít lịch sử của người Việt học tiếng Anh. Tiếng Anh chính thức vào Việt Nam muộn hơn tiếng Pháp nhiều. Mãi đến năm 1945 mới được đưa vào chương trình học, thời kì 15 năm đầu chỉ học từ vựng và văn phạm, tới năm 1960 mới đổi nội dung học đàm thoại nhưng tới năm 1970 thì có khuynh hướng cho rằng, chỉ học đàm thoại không thôi thì không thích hợp với lớp cao, nên năm 1975 quay trở lại học văn phạm từ vựng. Nhưng đến năm 1990 thì chuyển mạnh qua đàm thoại, với các phương tiện máy móc hỗ trợ, đó cũng coi như thời kì “Anh văn thương mại thực dụng”.

Thầy có thể nói rõ hơn về Anh văn thương mại thực dụng?

Các trường lớp chú trọng đầu tư thiết bị, gọi là Multimedia, thuê nhiều giáo viên dạy, đặc biệt đào tạo hai kỹ năng nói và nghe cho lưu loát, có lợi cho việc doanh thương. Nghĩa là học cốt để hiểu ngôn ngữ nói, không cần hiểu ngôn ngữ đọc. Chính xác hơn là để hiểu ngôn ngữ nói và nói ngôn ngữ kinh doanh.

Như vậy theo thầy, điều gì tốt và không tốt trong cách dạy và học Anh văn thương mại thực dụng?

Cái tốt thì rất nhỏ, ở chỗ nhất thời đáp ứng giao tiếp trong doanh thương, kiếm việc làm nhưng cái không tốt thì rất lớn. Trước hết, do chính chúng ta tự tạo ra hiểu lầm cho giới dạy tiếng Anh nước ngoài, họ hiểu sai rằng, người Việt học tiếng Anh chỉ cốt để đi làm khách sạn, dịch vụ... Nhân đây, tôi cũng muốn nhắn tới người dạy tiếng Anh nước ngoài rằng: Người Việt chúng tôi học tiếng Anh là muốn đi tìm thêm chiều sâu văn hóa-deep culture. Ngôn ngữ mà chúng tôi cần học là một ngôn ngữ mới mang tính cộng đồng, bao gồm nhiều lĩnh vực văn học, mỹ thuật, kỹ thuật và văn minh. Chứ không chỉ học để nghe và nói về kinh doanh.

Thầy thường nhấn mạnh đến cụm từ chiều sâu văn hóa - deep culture. Vậy trong đào tạo tiếng Anh, cụ thể nó như thế nào?

Đại khái, bằng ngôn ngữ đó, học sinh phải hiểu được nếp sống cộng đồng của dân tộc đó. Cả lịch sử, văn học nhân văn thuộc về những nước sử dụng tiếng Anh. ?

 

  • Tags: