Viện kinh tế KT thuốc lá với công tác xóa đói giảm nghèo tại Cao Bằng

Xóa đói, giảm nghèo là thành tích có ấn tượng tốt của Việt Nam trong phát triển kinh tế được quốc tế thừa nhận. Đóng góp vào kết quả này là công lao của nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Một tro

Cao Bằng là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất thuốc lá, song đời sống của người sản xuất vẫn chưa thoát được đói nghèo. Bên cạnh thuận lợi, không phải là ít khó khăn mà khó khăn lớn nhất là trình độ người tiếp thu kỹ thuật thấp, lại bị nhiều phong tục tập quán lạc hậu cản trở, nên thay đổi cách thức làm ăn – xóa bỏ thói quen lâu đời là rất khó khăn.

            Thấy được các khó khăn, thuận lợi trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Cao Bằng, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá đã xác định, khâu có tính chất quyết định là xóa nghèo về kinh tế mới có điều kiện xóa nghèo về văn hóa, xã hội. Viện đã có nhiều hình thức, giải pháp để thực hiện: chọn khâu quan trọng để đầu tư nguồn lực như đầu tư giống thuốc lá chất lượng cao, đầu tư cho chế biến nguyên liệu (xây mới, cải tạo, sửa chữa lò sấy), bảo đảm cân đối lượng nguyên liệu sản xuất ra và công suất sấy nguyên liệu; tổ chức các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nguyên liệu thuốc lá... Viện xác định, người giữ vai trò quyết định thành công trong thực hiện xóa đói giảm nghèo là hộ gia đình nông dân, nên đã đưa cán bộ đến trực tiếp với từng hộ, thực hiện cung ứng vật tư, hướng dẫn trồng, bao tiêu sản phẩm... Bên cạnh đó, Viện chú ý tạo các điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ thuốc lá, đó là hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các địa phương. Trong các năm vừa qua, tổng kinh phí cho hoạt động này xấp xỉ 5 tỷ đồng. Hoạt động xóa đói giảm nghèo đã thu hút được 450 hộ tham gia, kết quả sơ bộ thoát nghèo là 20%. Công việc này bước đầu nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế thuốc lá, nâng cao năng suất ruộng đất, nâng cao phẩm cấp sản phẩm và doanh thu trên diện tích canh tác. Điều quan trọng là góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường cơ sở vật chất hộ nghèo, xã nghèo để tự vươn lên thoát nghèo, tăng cường tính tự giác của người dân trong tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo tạo nên phong trào tại địa phương, đó cũng là những yếu tố tạo nên sự bền vững của hoạt động này...

            Qua thực tiễn tổ chức hoạt động xóa đói giảm nghèo những năm qua ở Cao Bằng đã khẳng định hướng đi đúng, có tác dụng thiết thực và lâu dài với người nghèo. Để tiếp tục phát huy tác dụng, trong thời gian tới cần sự quan tâm giải quyết của các cấp, ban ngành và địa phương trong công tác phát triển vùng nguyên vật liệu trồng cây thuốc lá tại Cao Bằng.

            Bên cạnh đó, để công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được kết quả tốt cần phải tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành địa phương cơ quan truyền thông trong tuyên truyền về xóa đói giảm nghèo bằng cây thuốc lá; nâng cao tác động của hoạt động này với nông dân, kích thích tính tích cực, tự giác vươn lên của hộ; tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ dân... Những kết quả thu được trong thời gian qua sẽ giúp Viện kinh tế, kỹ thuật thuốc lá có thêm nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tham gia xóa đói giảm nghèo. Hy vọng rằng, Viện sẽ tiếp tục thu được nhiều thành tích hơn nữa trong xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu, vùng xa.
  • Tags: