Về phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Nghĩa Đàn: SỨC VƯƠN 2004 - TIỀN ĐỀ CHO NHỮNG THÀNH CÔNG

Là một huyện nằm ở vị trí thuận lợi của tỉnh Nghệ An, Nghĩa Đàn có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân huyện, bộ mặt

 

Do tích cực chuyển dịch cơ cấu và tăng gia sản xuất, nên trong tất cả các ngành, Nghĩa Đàn đều có mức tăng trưởng cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004 là 12,4%, trong đó tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 311.277 triệu đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ, chiếm 37,2% tỷ trọng cơ cấu kinh tế. Về trồng trọt, toàn huyện đã gieo cấy đựơc 662,6 ha lúa với năng suất bình quân đạt 49,7tạ/ha. Bước đầu, Nghĩa Đàn đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh ngày càng có hiệu quả. Tận dụng được cơ chế chính sách hỗ trợ của cấp trên, nhân dân phấn khởi sản xuất. Nhờ vậy, sản lượng lương thực đã đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay, vượt kế hoạch đại hội Đảng bộ đề ra trước một năm. Để khai thác những tiềm năng vốn có của vùng, những năm gần đây, Nghĩa Đàn đã đầu tư khá lớn cho các hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, để góp phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, giá trị sản xuất ngày càng tăng. Tính đến cuối năm 2004, tổng giá trị tài sản trên toàn huyện đạt 27,04 tỷ đồng, trong đó giá trị chủ yếu là thực hiện bê tông hoá kênh mương.

Nhờ biết tận dụng các tiềm năng sẵn có của mình, kể cả diện tích mặt nước và diện tích trên cạn, nên chăn nuôi của Nghĩa Đàn cũng khá phát triển, theo hình thức xây dựng các mô hình trang trại, tạo nên phong trào làm ăn kinh tế giỏi. Từ đó, sản phẩm của Nghĩa Đàn không chỉ phục vụ tiêu dùng ở trong nước, mà còn là một lợi thế để xuất khẩu ra nước ngoài.

Những tháng đầu năm 2004, do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm và khô hạn kéo dài, nên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của các loại cây trồng và vật nuôi. Nhưng nhờ chủ động tưới tiêu và giải quyết những khó khăn đó, nên sản xuất nông nghiệp của Nghĩa Đàn vẫn giữ được độ tăng trưởng cao hơn so với các năm trước.

Song song với việc phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, Nghĩa Đàn chủ trương đẩy mạnh phát triển tất cả các ngành. Tổng gía trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản đạt 180.327 triệu đồng, tăng 21,4% so với năm trước, chiếm 21,4% tỷ trọng cơ cấu kinh tế. Từ những làng nghề kinh tế nhỏ, hiện nay Nghĩa Đàn đã xây dựng 3 doanh nghiệp sản xuất đồ mộc, doanh thu năm 2004 đạt 10 tỷ đồng.

Hoà cùng với việc phát triển chung của các ngành kinh tế, ngành thương mại và dịch vụ cũng phát triển tương đối mạnh. Tổng giá trị thương mại năm 2004 đạt 344.981 triệu đồng, tăng 15,45% so với năm 2003 và chiếm 41,2% tỉ trọng cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Sự phát triển của tất cả các ngành nghề là tiền đề để Nghĩa Đàn phát triển công tác tài chính Ngân hàng. Với tổng thu ngân sách năm 2004 là 17.031 triệu đồng, bằng 224,4% so với cùng kỳ năm 2003 và đạt 187% so với kế hoạch. Hoạt động của các ngân hàng và HTX tín dụng đã có những chuyển biến tích cực, ngành đã tập trung khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, nhằm tăng thêm nguồn vốn đầu tư trong sản xuất. Trong lĩnh vực này, thì Nghĩa Đàn đã làm rất tốt và đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của nhân dân trong huyện.

Không chỉ chú ý phát triển kinh tế, Nghĩa Đàn còn quan tâm đến các vấn đề xã hội, thường xuyên tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như: tuyên truyền bầu cử đại biểu, kỷ niệm các ngày 30/4, 1/5, chiến thắng Điện Biên phủ...

Những năm qua được coi là những năm thành công của Nghĩa Đàn về công tác y tế, giáo dục, bảo vệ trật tự an ninh quốc phòng. Về y tế, Huyện thưòng xuyên duy trì chế độ khám và chữa bệnh cho nhân dân, luôn hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Năm 2004, ngành Y tế huyện đã tổ chức khám bệnh cho 122.547 lượt người, đạt 124,2% kế hoạch; tổ chức tiêm chủng cho các cháu dưới một tuổi để phòng 6 bệnh truyền nhiễm đạt, 95% kế hoạnh; Tiêm AT cho phụ nữ có thai đạt 100% kế hoạnh; tổ chức khám chữa bệnh ở nhiều địa phương trên toàn huyện và nhiều xã đạt tiêu chuẩn quốc gia. Về giáo dục, chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao. Cũng trong năm 2004, đã có một trường được tặng Huân chương Lao động hạng ba, hai trường được tặng cờ thi đua, hai trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.

An ninh,trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hạn chế được tối đa các tệ nạn như: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút... từ đó nhân dân trong huyện yên tâm sản xuất, kinh tế xã hội ngày càng phát triển.

            Dù không tránh khỏi những khó khăn, song Nghĩa Đàn về cơ bản đã giành được nhiều thắng lợi trên mọi mặt. Đó chính là động lực, là tiền đề để Đảng bộ Chính quyền và nhân dân Nghĩa Đàn tiếp tục hoành thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.
  • Tags: