Để đạt được mục đích

Sống ở đời, dù trong mối quan hệ nào, con người cũng cần có một tấm lòng đối với nhau, chứ đừng tỏ vẻ “ta đây”, nhất là đối với những người “yếu kém” hơn mình về vị thế, vật chất, quyền hành…

 Nhân viên của chị Hiền có hơn 100 người, nhưng chị vẫn mời mọi người tới dự sinh nhật của mình, không phân biệt ai. Có lần, một nhân viên của chị phải nằm viện, chị đích thân tới thăm, chị còn thanh toán viện phí 4 tháng cho nhân viên đó. Lần khác, một nhân viên rắc rối về gia đình, chị đã cho nhân viên đó nghỉ để giải quyết chuyện riêng. Nói chung, chị cư xử với các nhân viên như các thành viên trong gia đình. Ngược lại, chị được mọi người quý mến, nể trọng và trung thành. Ai cũng tận tuỵ làm việc bằng hết khả năng. Chị Hiền nói: “Mục đích thuộc về những ai cư xử tốt với người khác. Để được vậy, bạn phải tạo lập và duy trì các mối quan hệ tích cực”.

Ngày nay, để đạt được mục đích, bạn không thể quắc mắt người khác, không được phê phán công khai và không được áp đảo người khác, mà phải khéo léo thuyết phục họ. Với một mục đích, chúng ta khả dĩ tạo sự khác biệt ở nơi làm việc, trong cộng đồng và trong gia đình. Đây là 7 cách đạt mục đích:

1. Hành động “như thế là…”.

Tâm lý gia William James phát triển một lý thuyết gọi là “Qui luật như thể là…”. Ông thường nói: “Nếu bạn muốn chất lượng, thì hãy hành động như thể là bạn đã có nó”. Khả năng làm ảnh hưởng người khác là trạng thái của trí tuệ, gọi là vận dụng mục đích. Người Pháp có câu: “Muốn là có thể” (Vouloir, c’est pouvoir). Muốn tự tin thì bạn sẽ tự tin, sợ thất bại thì bạn sẽ thất bại.

2. Hòa nhã.

Khi bực tức, bạn ở trong tình trạng “vô hiệu hóa”. Người trên la mắng người dưới có thể đạt hiệu quả tạm thời, nhưng về lâu dài, thì người trên không được người dưới kinh trọng. Cố gắng hòa nhã với mọi người. Nếu sự tức giận dâng cao, hãy đi chỗ khác để cơn giận hạ xuống. Hãy tự vấn trước khi phân tích cho người khác hiểu rõ. Đừng giương buồm khi trời giông tố ! Nhờ vậy, người khác sẽ càng nể trọng bạn hơn.

3. Lắng nghe.

Ngạn ngữ ấn Độ có câu: “Hay giúp con thuyền của người khác vào bờ an toàn, thì con thuyền của bạn cũng vào bờ an toàn”. Để đạt mục đích, bạn phải chú ý nhu cầu của người khác. Nếu không chống lại nổi thì bạn hãy hòa nhập với họ. Nhờ biết gợi mở và lắng nghe, bạn khả dĩ đạt được những gì mình muốn. Từ đó, bạn sẽ đạt được lòng tin của người khác. Bạn “cho” ai cái gì thì họ cũng “cho” bạn cái đó, gọi là hệ luỵ cho và nhận.

4. Nhường nhịn.

Nhà ngoại giao Daniele Vare (ý) nói: “Ngoại giao là nghệ thuật để cho người khác biết cách thức của mình”. Thay vì bắt người khác đồng ý, bạn phải biét hướng người khác muốn theo cách của mình. Cựu tổng thống Mỹ Dwight D.Eisehower đã chứng tỏ nghệ thuật lãnh đạo bằng cách đặt một đoạn dây lên bàn, rồi nói: “Hãy kéo dây, nó sẽ theo hướng bạn muốn. Nếu đẩy thì nó không theo ý bạn muốn”. Biết nhường nhịn đúng lúc là bạn chiến thắng.

5. Thuyết phục.

Khi cô con gái 17 tuổi lần đầu hẹn với bạn trai, bạn sẽ lo lắng. Nếu nó không về đúng giờ, bạn tức giận và tình thế “căng” hơn. Nếu im lặng, bạn lại không cho con biết thế nào là sai hay đúng. Như vậy là thiếu trách nhiệm, và rồi nó sẽ “được đằng chân lân đằng đầu”. Bạn phải phân tích có tính thuyết phục, để nó nhận ra sai trái mà sửa lỗi. Cuộc sống còn nhiều tình huống khác cần sự thuyết phục, chứ không lấn át, chẳng hạn yêu cầu tăng lương, thỏa thuận giá cả, thanh toán nợ nần…

6. Bình tĩnh.

Khi cần sự thông cảm và lòng trắc ẩn, bạn phải biết cách dần dần làm người khác nghe mình, nghĩa là phải bình tĩnh chứ không nóng vội.

Tháng 10/1996, Tổng thống Mỹ Jonh F.Kennedy, sau hơn 2 tuần thương thuyết căng thẳng, đã hiểu ra vấn đề. Khủng hoảng hỏa tiễn của Cu Ba đã được giải quyết khi Nikita Khrushchev (Liên Xô) đồng ý rút hết hỏa tiễn ra khỏi Cu Ba, nếu Kennedy hứa không xâm lược Cu Ba. Thế là mọi chuyện ổn thỏa, nhờ đôi bên biết bĩnh tĩnh, không tham vọng và tránh được cảnh lăng nhục nhau.

7. Tạo bất ngờ.

Dù chiến thuật của bạn có nhạy bén tới mức độ nào thì cũng vẫn có người muốn phá vỡ mục đích của bạn - có thể là ông chủ khó tính, người vợ không kiên định, đồng nghiệp hay ghen tị. Nếu điều đó xảy ra, chỉ có cách quyết định của bạn mới khả dĩ tạo bất ngờ.

Cách nói thẳng của Lee laccoca thường làm mọi người bất ngờ. Công ty thua lỗ, ông muốn giảm lương công nhân để không bị phá sản. Ông tổ chức họp Công ty và thông báo hạ lương của mình. Nước cờ thí (gambit) đã tác dụng. Các công nhân đều ủng hộ ! Mỗi người chịu thiệt một chút thì có thể lấp bể, dời non: Đoàn kết là sức mạnh. Sự bất ngờ đã giúp Lee đạt mục đích, mọi sự lại trôi chảy bình thường.

  • Tags: