Huyện Bình Lục đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong 5 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của những diễn biến thị trường do thiên tai lũ lụt, hạn hán... nhưng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Bình Lục vẫn duy trì được tốc độ tă

 

 Bởi vậy, các ngành nghề truyền thống như sừng mỹ nghệ, dũa cưa, sản xuất vật liệu xây dựng, tre đan, rượu vọc, thêu ren được duy trì và phát triển, giải quyết được hàng ngàn lao động nông nhàn, đồng thời đưa được một số nghề mới vào địa phương là nghề nứa chấp, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, thêu đính hạt cườm, thêu màu, tái chế thép, nước chấm đã thu hút hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên thu nhập từ 300.000 đồng đến 700.000 ngàn đồng/tháng.

Các doanh nghiệp CN – TTCN trên địa bàn ngày càng phát triển và dần từng bước mở rộng đầu tư sản xuất, như: Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc Nam Mỹ, Công ty TNHH Tấm lợp kim loại Tân Âu Cơ, Công ty TNNH Thép Việt Đức, Công ty TNHH Thêu ren xuất khẩu Đồng Tâm, Tổ hợp hàng thêu hạt cườm Thắng Lợi ...

Những năm qua, có 2 làng nghề truyền thống (sừng Đô Hai, dũa An Đổ) được Tỉnh công nhận, một số làng nghề mới như: thêu ren Bói Thuỷ, Mỹ Đô xã An Lão, bún bánh làng Đinh, xã Đinh Xá, rượu vọc xã Vũ Bản, tre đan làng Gòi Thượng ... đang được đề nghị Tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn tiềm năng đất đai, con người, vị trí địa lý, phương hướng sản xuất CN – TTCN của Huyện trong giai đoạn 2005 – 2010 là đẩy mạnh phát triển CN – TTCN, coi đó là nhiệm vụ quan trọng để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân; Tập trung mở rộng các ngành nghề truyền thống, khuyến khích các ngành kinh tế mũi nhọn như chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, cụm cơ khí nhỏ... phấn đấu mỗi xã có từ 2 đến 3 làng nghề được công nhận, tạo điều kiện để hình thành các HTX TTCN.  Đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất đi đôi với phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh... đứng vững và phát triển trong quá trình hội nhập, sao cho giá trị sản xuất CN – TTCN hàng năm tăng 20%, trong đó tỷ trọng sản xuất CN – TTCN – XD chiếm khoảng 28% trong cơ cấu kinh tế toàn Huyện.

Để thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra, thời gian tới, Huyện sẽ làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển CN – TTCN, cũng như luật doanh nghiệp, chủ trương đường lối, những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ và tổ chức Đảng ở các địa phương đối với công tác phát triển CN – TTCN. Ngoài ra Huyện còn tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành để thực hiện tốt quản lý nhà nước về CN – TTCN; chú trọng công tác vận động xúc tiến đầu tư và dành một phần kinh phí thoả đáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển CN quy mô vừa và nhỏ ở các cụm TTCN làng nghề đã được Tỉnh quy hoạch; Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề tại địa phương; Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, từ các doanh nghiệp, huy động vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn.

  • Tags: