Trào lưu phát hành riêng lẻ cho các đối tác chiến lược được ưa chuộng

Trong thời gian gần đây, khi thị trường chứng khoán phát triển với sự gia tăng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, đã mở ra cơ hội lớn cho các công ty niêm yết, công ty có kế hoạch niêm yế

 

Vai trò của nhà đầu tư chiến lược?

Không dễ có câu trả lời đầy đủ. Ghi nhận của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi), thì những tổ chức đầu tư trong nước và ngoài nước có qui mô vốn lớn muốn đầu tư vào các DN kinh doanh hiệu quả, nên họ sẵn sàng đầu tư với lượng vốn tối thiểu vài triệu đô la.

Cũng dễ hiểu cho chuyện “của một đồng, công một nén” này. Hiện tại, để đánh giá đúng về một DN làm ăn tốt, là một quá trình công phu, sự thu thập các nguồn thông tin về DN, đánh giá phân tích các mặt hoạt động của DN… Việc lựa chọn DN mất rất nhiều thời gian. Do vậy, khi đã lựa chọn được mục tiêu rồi, thì các nhà tài chính thường đầu tư ở tỷ lệ 5%-10% vốn điều lệ, nhằm mục đích giảm chi phí quản lý vốn và gia tăng lượng giá trị tương lai.

Điều ấy cũng giải thích vì sao, các tổ chức đầu tư chiến lược có thể chấp nhận mua giá phát hành riêng lẻ “cao” hơn giá giao dịch giữa các nhà đầu tư, hay giá thị trường, vì lượng vốn bỏ ra này sẽ chảy trực tiếp vào DN, làm cho DN có giá trị thặng dư vốn cao, đồng thời khoản huy động vốn này sẽ làm gia tăng giá trị tương lai.

Giới tài chính cho rằng, trong tương lai không xa, khi trào lưu mua bán sáp nhập DN hình thành và phát triển, thì vai trò của các nhà đầu tư lớn được nâng lên một bước. Khi ấy nhà đầu tư chiến lược (cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh với DN có ý định mua) muốn mua DN được dễ dàng thì có thể thông qua con đường đàm phán với các nhà đầu tư lớn, thay vì mua lẻ trên thị trường vừa mất thời gian, giá có thể bị đẩy lên mà chưa chắc đã đạt được mục đích.

Trường hợp Kinh Đô mua Tribeco 

Ở đây, cũng cần thấy rằng, đến nay hình thức mua khớp lệnh trên thị trường không hẳn là giải pháp cơ bản khôn ngoan. Bởi việc nắm giữ tỉ lệ cổ phần lớn bao giờ cũng có nhiều giá trị hơn. Như thế, liệu có mâu thuẫn với việc chấp thuận rủi ro nhiều hay không? Nếu như nhà đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư tốt, hợp lý thì sẽ còn hiệu quả hơn nhiều so với việc đầu tư dàn trải vào nhiều DN với tỷ lệ cổ phần nắm giữ thấp hơn.

Chính vì những đặc tính trên, mà các công ty phát hành, công ty chứng khoán (CTCK) với vai trò tư vấn đã lựa chọn phương thức phát hành riêng lẻ cho các đối tác chiến lược và với giá cố định. Giá này có thể cao hơn giá thị trường khi giá trị tương lai của DN chưa được phản ánh đúng theo giá thị trường hoặc thấp hơn giá thị trường ở một thời điểm tương lai.

Là cổ đông, nhưng không “chơi cổ phiếu” theo giá nhà đầu tư

Nhiều nhà đầu tư cá nhân đã thắc mắc với Vafi rằng tại sao họ là cổ đông hiện hữu mà lại không được mua theo giá của nhà đầu tư tổ chức?

Thắc mắc này có vẻ hợp lý. Nhưng, nếu xét với giác độ sau đây sẽ thấy ngay câu trả lời cho băn khoăn ấy: DN luôn muốn đợt phát hành được thành công, thủ tục đơn giản và với giá tối ưu. Thực tế thì lại rất khó đàm phán, thoả thuận về giá phát hành với tất cả các cổ đông của DN hay với đông đảo các nhà đầu tư cá nhân.

Trong khi đó, đàm phán lựa chọn với các tổ chức, thậm chí chào bán mang tính cạnh tranh do CTCK thực hiện lại dễ dàng hơn nhiều. Bởi một khi CTCK ký hợp đồng bảo lãnh với DN, chính là lúc CTCK đã ký được thỏa thuận mua bán với các tổ chức đầu tư, với số lượng bảo lãnh 100%, hoặc đa số.

Điều đó còn dẫn đến hệ quả: Nhiều tổ chức cam kết mua, giá thị trường thường có xu hướng tăng lên so với trước và so với giá phát hành sơ cấp. Có lẽ cách thức phát hành riêng lẻ đã làm tăng lòng tin của những nhà đầu tư. 

Việc nhiều đợt phát hành gần đây và sắp tới của SAM, VNM, GMD, Gas Petrolimex... cho thấy, cổ đông hiện hữu được mua cổ phiếu mới theo ưu đãi; hoặc được nhận cổ phiếu thưởng đi cùng với đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Đây được xem là bài toán giải quyết tối ưu về cân bằng lợi ích giữa các cổ đông hiện hữu.

“Trong tình hình thị trường hiện nay, việc gia tăng đột biến các nhà đầu tư mới chưa có kinh nghiệm tất yếu nảy sinh hình thức đầu tư theo kiểu phong trào. Nhìn chung, các tổ chức đầu tư nước ngoài không thích mua chứng khoán theo phương thức khớp lệnh, vì số lượng mua từng phiên không được nhiều, nhất là khi thị trường nóng, và các nhà đầu tư cá nhân thường hăng hái mua theo để hưởng chênh lệch giá, sẽ đẩy giá thị trường lên cao. Điều ấy đã tạo thuận lợi cho phương thức phát hành riêng lẻ và đây là cơ hội cho các tổ chức phát hành”. Đại diện Vafi nhận xét.

  • Tags: