Hội thảo Xây dựng năng lực ASEAN+3 NAMA

Nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong khối ASEAN, qua đó thúc đẩy hệ thống NAMA trong khu vực ASEAN, ngày 26/11, tại Hà Nộ

Tham dự Hội thảo có Tiến sỹ Cao Quốc Hưng – Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục năng lượng; ông Nguyễn Văn Long – Phó vụ trưởng vụ KHCN và TKNL, Tổng cục năng lượng Việt Nam; ông Christopher G.Zmora – Trưởng phòng nhân sự và tài chính Trung tâm năng lượng ASEAN; bà Jinhee Park – Quản đốc dự án NAMA, Tập đoàn quản lý năng lượng KEMCO (Hàn Quốc), ông Sanghyung Lee - Tổng Giám đốc Tập đoàn hóa LG và các đại biểu thuộc sở, ngành liên quan trong và ngoài nước. 

NAMA được hiểu là các kế hoạch, chính sách hành động mà quốc gia thực hiện nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Trong đó, có 3 loại hình hỗ trợ: NAMA trong nước (NAMA đơn phương), hỗ trợ NAMA quốc tế (NAMA được hỗ trợ), NAMA tạo tín chỉ. 

Theo đó, tiềm năng thực hiện NAMA tại Việt Nam gồm có 28 lựa chọn. Theo nghiên cứu, nhận thấy tiềm năng hỗ trợ quốc tế và những ảnh hưởng lớn tới sự phát thải khí nhà kính, các chuyên gia mỗi lĩnh vực quyết định các lựa chọn tiềm năng NAMA tại Việt Nam tập trung vào thay đổi công nghệ. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành các dự án NAMA: Chương trình thí điểm hỗ trợ nhân rộng các hoạt động giảm nhẹ trong lĩnh vực xi măng tại Việt Nam, Dự án hợp tác nghiên cứu và tăng cường năng lực giữa Việt Nam và Nhật Bản cho NAMA trong lĩnh vực rác thải theo hướng MRV, và Biên soạn tài liệu hướng dẫn ký thuật cho việc xây dựng đề xuất NAMA. Tuy nhiên, đến nay trên thế giới chưa có tài liệu nào hướng dẫn cụ thể NAMA cho các quốc gia, vậy nên việc áp dụng NAMA tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 

Phát biểu tại hội nghị, Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiền Thuận - Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường – cho biết, trước tình trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam thì các giải pháp đưa ra chủ yếu chỉ nhằm thích ứng và chưa có giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu. Bà nói thêm, tại Việt Nam chưa có Ủy ban chuyên trách về NAMA và cũng chưa có định hướng NAMA cụ thể cho các ngành. Tuy nhiên, Việt Nam luôn sẵn sàng tiếp nhận KHCN và nghiên cứu để có thể áp dụng NAMA một cách hiệu quả. 

Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo



Cũng trong khuôn khổ hội thảo, đại biểu Việt Nam có cơ hội chia sẻ và tham khảo các chính sách, chương trình của NAMA và hoạt động của ESCO tại Hàn Quốc, các dự án và hoạt động chính của Tập đoàn quản lý năng lượng KEMCO (Hàn Quốc). 

Hội thảo diễn ra từ 26/11/2012 đến 27/11/2012. /

  • Tags: