Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu các mặt hàng tại Ấn Độ

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ trong tháng 1/2012 đạt 324.000.000 USD, bằng 88,9% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu 96.000.000 USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2010 và nhập
1. Tổng sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ đạt kỷ lục 250 triệu tấn trong năm tài chính 2011-2012
Theo số liệu chính thức được thông báo ngày 3/2/2012, tổng sản lượng ngũ cốc của Ấn Độ sẽ đạt kỷ lục 250,42 triệu tấn trong năm tài chính 2011-2012, giúp cho Chính phủ cố gắng thực hiện luật an ninh lương thực và giữ ngồn cung cho thị trường để kiềm chế lạm phát.
Tổng sản lượng đạt mức kỷ lục là do vụ thu hoạch bội thu của gạo và lúa mỳ, gạo và lúa mỳ chiếm ¾ tổng sản lượng của ngũ cốc.
Sản lượng gạo trong năm tài chính 2011-2012 dự kiến đạt 102,75 triệu tấn so với 95,98 triệu tấn của năm tài chính 2010-2011 và lúa mỳ sản lượng dự kiến đạt 88,31 triệu tấn so với 86,87 triệu tấn của năm tài chính 2010-2011.
Irắc, thị trường mới cho xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ
Irắc nổi lên như một thị trường mới cho xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ. Các nhà xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ hy vọng sẽ tăng gấp đôi các chuyến giao hàng lên khoảng 250.000 tấn trong năm tài chính 2011-2012 này.
Ông Vijay Sethi, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Toàn Ấn ước xuất khẩu gạo basmati sang Irắc trong năm tài chính 2010-11 đạt khoảng 125.000 tấn. Trong đó xuất khẩu trực tiếp khoảng 31.239 tấn, số còn lại xuất khẩu qua Dubai. Năm nay, số lượng xuất khẩu trực tiếp tăng cao và chúng tôi hy vọng rằng số lượng sẽ đạt khoảng 250.000 tấn.
Ông Vijay Sethi cũng cho biết, gần đây giá xuất khẩu tối thiểu đối với gạo basmati giảm xuống mức 700 USD/tấn từ mức 900 USD/tấn sẽ giúp cho xuất khẩu tăng. Trong năm tài chính này, xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ đạt khoảng 2,5 triệu tấn, tăng so với 2,18 triệu tấn của năm ngoái.
Giảm giá xuất khẩu tối thiểu cũng giúp cho các chuyến giao hàng gạo không phải nấu và gạo basmati chưa đánh bóng có giá tương đối rẻ hơn. Chủ yếu Châu Âu thích loại gạo chưa đánh bóng, trong khi gạo không phải nấu hoặc gạo bán thành phẩm được xuất khẩu sang Saudi Arabi. 

2. Xuất khẩu cà phê Ấn Độ trong tháng 1/2012 tăng nhẹ
Theo tin từ Ủy ban Cà phê Ấn Độ cho biết, sau 3 tháng sụt giảm, xuất khẩu cà phê Ấn Độ trong tháng 1/2012 tăng nhẹ đạt 20.969 tấn so với 20.193 tấn của cùng kỳ năm ngoái, do có nhu cầu cao từ khu vực các nước Tây Á. Tính về giá trị, xuất khẩu cà phê tăng đạt 3,494 tỷ Rupee so với 2,876 tỷ Rupee của cùng kỳ năm ngoái ( tỷ giá 1 USD tương đương 49 Rupee).
3. Sản lượng chè Ấn Độ đạt kỷ lục trong năm 2011
Theo số liệu của Hiệp hội Chè Ấn Độ (ITA), tính đến tháng 12/2011 Ấn Độ đã sản xuất được 988.000 tấn chè, tăng 21.920 tấn so với 966.000 tấn của năm 2010. Tuy nhiên, số lượng này thấp hơn so với mức kỳ vọng là 1 triệu tấn. Nguyên nhân là do thời tiết tại Ấn Độ quá khô và quá lạnh trong thời gian từ tháng 10 – 11 đã ảnh hưởng đến sản lượng. Năm 2007, Ấn Độ sản xuất được 986.000 tấn, năm 2008: 981.000 tấn, năm 2009: 979.000 tấn và năm 2010 giảm xuống 966.000 tấn.
Mặc dù có sản lượng cao như vậy, nhưng Ấn Độ đang hy vọng sẽ xuất khẩu hết lượng chè trong kho dự trữ vào cuối tháng 2/2012. Tính đến tháng 12/2011, Ấn Độ đã xuất khẩu được 186.730 tấn, ít hơn nhiều so với 193.290 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên đơn giá lại tăng từ 134,26 Rs/kg lên 147,8 Rs/kg ( khoảng 2,74 – 3,02 Rs/ kg). 

4. Giá hạt tiêu Ấn Độ tăng do nhu cầu cao
Giá hạt tiêu tại thị trường Ấn Độ tăng 200 Rs/tạ Anh = 50,8 kg (khoảng: 0,079 USD/ kg) do nhu cầu tăng cao và ổn định của các thương nhân. Một thương nhân cho biết, giá hạt tiêu đã tăng lên và đạt 33.400 – 33.700 Rs/tạ Anh = 50,8 kg ( khoảng 13,15 – 13,27 USD/ kg).
Sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ có thể giảm 5.000 tấn đạt mức 43.000 tấn trong năm 2012.
Theo báo cáo của Hội đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ có thể giảm 5.000 tấn đạt mức 43.000 tấn trong năm 2012. Ấn Độ ước tính phải nhập khẩu 14.000 tấn hạt tiêu và xuất khẩu 21.000 tấn. Ấn Độ vẫn là nước tiêu thụ hạt tiêu lớn nhất từ sản xuất trong nước với lượng tiêu dùng trong nước ước tính 40.000 tấn.
Xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm tài chính từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2011 đạt 19.500 tấn so với 13.500 tấn của cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu gia vị của Ấn Độ tăng 47% trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2011
Xuất khẩu gia vị tăng 47% đạt 7.094,67 crore Rupees trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012, vượt chỉ tiêu do Ban Gia vị đặt ra trong cả năm tài chính này.
Theo giá trị ngoại tệ tính bằng USD, các chuyến giao hàng đã tăng 41% đạt 1.500,4 triệu USD trong 9 tháng đầu năm tài chính 2011-12. 

5. Nhu cầu hạt điều tại Ấn Độ có khả năng tăng do giá giảm
Theo thông tin từ các thương nhân hạt điều cho biết, nhu cầu hạt điều tại Ấn Độ có khả năng tăng do giá cả được điều chỉnh mạnh. Ông Hari Krishnan R Nair, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu điều Ấn Độ cho biết, giá loại điều W320 ở mức 4,5 USD/pound (1pound = 0,454 kg) trong năm 2011 nhưng giảm xuống còn 3,4 USD/pound trong tháng 2/2012. Trong khi Mỹ và Tây Âu vẫn là thị trường lớn thì Tây Á cũng nổi lên là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Ấn Độ. Các thị trường như Địa Trung Hải, Đông Âu và Trung Quốc cũng đang tăng trưởng mạnh. Trong năm tài chính 2010 – 11, Ấn Độ xuất khẩu được 91.559 tấn hạt điều nhân với giá trị 25,98 tỷ Rupees (khoảng 530 triệu USD). 

6. Ngành công nghiệp sản xuất lốp xe Ấn Độ cần miễn thuế nhập khẩu 100.000 tấn cao su tự nhiên.
Do tình trạng thiếu nguyên liệu gần đây và việc tăng giá của cao su trong nước đã đẩy chi phí đầu vào tăng cao, các nhà sản xuất lốp xe Ấn Độ đang kêu gọi Chính phủ cho phép miễn thuế nhập khẩu 100.000 tấn cao su tự nhiên. Theo Ủy ban Cao su Ấn Độ cho biết, sản lượng cao su Ấn Độ đã giảm 29.275 tấn đồng thời với khoảng cách chênh lệch giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt thực tế về cao su ở mức 100.000 tấn.
Hiệp hội Sản xuất Lốp xe Ấn Độ (ATMA) hiện đang yêu cầu Chính phủ miễn thuế nhập khẩu một số nguyên liệu không thể sản xuất trong nước như: cao su butyl, cao su styrene butadiene, cao su EPDM và dây lốp polyester với mức thuế nhập khẩu tương ứng hiện tại là: 5%, 10%, 10% và 5%.
Nguồn tin từ Ủy ban Cao su cho biết, trước đây cao su tự nhiên trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành công nghiệp sản xuất lốp xe.Tuy nhiên, kể từ năm 2007 – 08, tiêu dùng cao su tự nhiên đã vượt quá sản xuất. Ấn Độ trở thành nhà tiêu dùng cao su tự nhiên thứ 2 trên thế giới nhưng mới chỉ đứng thứ 4 về sản xuất. Tính từ tháng 4 – 12/2011, Ấn Độ sản xuất được 679.000 tấn cao su so với 651.000 tấn của cùng kỳ năm trước. Tính trong tháng 12/2011, sản lượng đạt 104.000 tấn so với 103.000 tấn của cùng kỳ năm 2010.
Tình hình cao su tại Ấn Độ thời gian gần đây
Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Cao su Ấn Độ, tính trong tháng 1/2012, Ấn Độ đã nhập khẩu cao su thiên nhiên đạt 26.375 tấn, tăng 223% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ trong tháng 1/2012 đạt 102.500 tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi mức tiêu thụ 82.000 tấn. Tuy nhiên, theo dự báo của Ủy ban Cao su, sản lượng cao su của Ấn Độ sẽ giảm trong tháng 2 và tháng 3 năm 2012.
Dự báo trong năm tài chính 2012 – 13, sản lượng cao su của Ấn Độ có thể đạt 942.000 tấn, tăng 4,4% so với năm tài chính 2011–12 và mức tiêu thụ ước đạt 1.006.000 tấn. Như vậy, Ấn Độ sẽ thiếu khoảng 64.000 tấn. 

7. Nhu cầu tôm nuôi tăng lên tại các thị trường nước ngoài
Người nuôi trồng thủy sản Ấn Độ lạc quan về triển vọng tăng lên tại các thị trường nước ngoài. Cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ đã tăng cao tại thị trường nước ngoài, đặc biệt tại Đông Nam Á.
Thiếu tôm tại các nước như Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc đã cho nhu cầu tôm thẻ chân trắng của Ấn Độ tăng lên.
Các trang trại trong nước đã phải làm việc quá sức để tăng sản xuất. Surya Rao, một người nuôi trồng thuỷ sản ở Andra Pradesh đã nói: “ Sản xuất có thể nhảy vọt 30- 40% nếu giống có sẵn. Chúng ta đang trải qua một tình trạng thiếu nhẹ giống do sự gia tăng đột ngột về nhu cầu.” Theo Surya Rao, khoảng 70% sản xuất là tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng kích thước trung bình được bán từ 220 Rupees/ kg (khoảng: 4,4 USD/kg) đến 230 Rupees/kg (khoảng: 4,5 USD/kg) so với 150 Rupees/kg (khoảng: 3,0 USD/kg) đến 160 Rupees/ kg (khoảng: 3,2 USD/kg). Nhu cầu cao hơn đã dẫn đến việc mọc lên như nấm các trang trại mới ở Andra Pradesh, nơi mà phần lớn các trang trại nuôi tôm được đặt tại đó. Một cựu quan chức của Cơ quan Phát triển Xuất khẩu các Sản phẩm Thủy sản (MPEDA) đã nói: “ Tổng sản lượng tôm nuôi trang trại trong nước được hy vọng đạt 140.000 tấn trong năm tài chính này.”
Kể từ khi việc đánh bắt trên biển đã cho thấy một sự suy giảm trong năm nay, có nhiều sự phụ thuộc vào tôm nuôi tại các trang trại. Có nhiều trang trại chưa đăng ký hoạt động để đáp ứng nhu cầu đó. `
Hầu hết các trang trại đang ở giai đoạn thu hoạch.Thị trường quốc tế thay vì phục hồi, đã bị đẩy xuống giá.Tôm thẻ chân trắng được bán với giá từ 5,5 USD/ kg đến 7,25 USD/ kg trên thị trường nước ngoài.
Các nhà xuất khẩu đang mong đợi nhu cầu tăng lên trong vài tuần tới với Trung Quốc sẽ trở nên tích cực hơn trên thị trường. Tuy nhiên, sự mất giá nhẹ của đồng Rupee không thể giúp các nhà xuất khẩu của Ấn Độ.
Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ thời gian qua
Theo số liệu từ Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (MPEDA) cho biết, trong năm tài chính này, Ấn Độ có thể xuất khẩu thủy sản đạt 3,5 tỷ USD so với 2,8 tỷ USD của năm ngoái do tình trạng thiếu nguyên liệu trong khu vực và sau khi ký Hiệp định Thương mại Ấn Độ - ASEAN.
Xuất khẩu tôm đông lạnh và cá đạt mức tăng trưởng cao cả về khối lượng và giá trị. Tôm đông lạnh tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm 51,35% tổng thu nhập tính theo đồng USD.
Lần đầu tiên, khu vực Đông Nam Á trở thành thị trường lớn nhất với thị phần 25,75% tính theo đồng USD và 39,58% về khối lượng.
EU xuống vị trí thứ hai với thị phần 22,02%, tiếp theo là Mỹ 19,17%, Nhật Bản 14,09%, Trung Quốc 7,06%, Trung Đông 4,39% và các nước khác 7,51%. Việc thiếu nguồn cung từ Đông Nam Á và Hiệp định CEPA Ấn - Nhật đã tác động tốt đến việc xuất khẩu sang Nhật Bản.

8. Dự báo, sản lượng bông của Ấn Độ bị cắt giảm xuống ở mức 34,5 triệu kiện
Ông AB Joshi thành viên của Hội đồng Dệt đã cho biết: sản xuất bông của Ấn Độ trong năm 2011-12 đã bắt đầu từ tháng 10/2011 cho thấy sản lượng ở mức 34,5 triệu kiện (mỗi kiện 170 kg), giảm so với dự báo trước đây ở mức 35,6 triệu kiện. Do sản lượng giảm tại các bang Maharashtra và Andra Pradesh nên đã làm cho tổng sản lượng bông của Ấn Độ bị giảm.
Xuất khẩu bông của Ấn Độ dự kiến đã được điều chỉnh lại trong năm 2011-12 ở mức 8,4 triệu kiện so với 8 triệu kiện trước đó.
  • Tags: