Ban hành quá nhiều chính sách sẽ gây tổn thương nền kinh tế

Tại hội thảo “Các vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các DN vừa và nhỏ” do Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) phối hợp với Hội DN trẻ TPHCM tổ chức vào ngày 25-9, những bức
 

 

Ông David Ray, Phó Giám đốc VNCI tại VN cho rằng: Nếu ban hành quá nhiều quy định, cho dù là với mục đích tốt, vẫn có thể gây tổn thương nền kinh tế, cản trở hoạt động thương mại...

Việc ban hành các quy định, chính sách là đặc điểm phổ biến của bất kỳ nhà nước hiện đại nào, trong đó các quy định điều tiết hoạt động kinh tế như thuế, hải quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thời gian gần đây, người ta ngày càng nhận thấy rõ là nếu ban hành quá nhiều quy định, cho dù với mục đích và ý định tốt, vẫn có thể gây tổn thương nền kinh tế và cản trở các hoạt động thương mại, đầu tư cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác. Do đó chính phủ nhiều nước đã và đang nỗ lực giảm bớt quy định và cải thiện quy trình soạn thảo các chính sách.

Theo tôi, trước khi ban hành chính sách mới, nhất là các chính sách về thuế, hải quan, cần bảo đảm 4 nguyên tắc cơ bản mà thực tiễn quốc tế đang áp dụng: Thứ nhất, mỗi chính sách và quy định mà Chính phủ dự định đưa ra cần có mục tiêu rõ ràng. Thứ hai, Chính phủ nên luôn cân nhắc những giải pháp phi chính sách để tháo gỡ vấn đề và chỉ nên ban hành quy định khi có luận cứ chứng tỏ rằng, không có cách nào khác tốt hơn việc ban hành quy định. Thứ ba, trước khi một chính sách hoặc quy định được thực thi, nó cần chứng minh được việc đem lại lợi ích cho cộng đồng DN. Vì thế, người ta thường phân tích chi phí và lợi ích để xác định xem các lợi ích mang lại có cao hơn các chi phí bỏ ra hay không. Thứ tư, cũng là điều quan trọng nhất, các bên chịu ảnh hưởng của quy định cần được tham gia vào quá trình xây dựng chính sách./.

  • Tags: