Bàn về xây dựng và phát triển văn hoá quản lý nhà nước

Qua thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) đối với toàn xã hội, thành tố văn hoá cần phải đóng vai trò quan trọng đang là đòi hỏi khách quan. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung

 

I. Văn hoá chính trị và văn hoá quản lý nhà nước

Văn hoá QLNN có quan hệ hữu cơ với văn hoá chính trị. Trước khi nghiên cứu văn hoá QLNN, cần phải tìm hiểu khái niệm về văn hoá chính trị, đồng thời, đây là cách tiếp cận đúng đắn trong quá trình nghiên cứu để đề xuất khái niệm văn hoá QLNN.

1. Khái niệm văn hoá quản lý nhà nước

Nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị, nên phạm vi văn hoá QLNN hẹp hơn phạm vi văn hoá chính trị.

Nếu văn hoá chính trị được xây dựng trên 2 môn học chủ yếu là văn hoá học và chính trị học thì văn hoá QLNN phải được xây dựng trên cơ sở ba môn học chủ yếu là văn hoá học, khoa học quản lý, hành chính học.

Từ những vấn đề trình bày trên, có thể hiểu văn hoá QLNN như sau:

- Khi quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa rộng:

Văn hoá QLNN là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước, luôn luôn thấm sâu thành tố văn hoá trong quá trình quản lý của toàn bộ bộ máy Nhà nước, gồm các cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các bộ, Uỷ ban hành chính các cấp; cơ quan kiểm sát: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát nhân dân các cấp.

- Khi quản lý nhà nước hiểu theo nghĩa hẹp:

Văn hoá QLNN là hoạt động hành chính, tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước, luôn luôn thấm sâu thành tố văn hoá trong quá trình quản lý của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật pháp.

2. ý nghĩa xã hội của công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá quản lý nhà nước

2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Trong chỉnh thể văn hoá nói chung thì văn hoá QLNN là một phương diện, một bộ phận quan trọng và có tính đặc thù. Điều đó trước hết bắt nguồn từ chỗ QLNN là chức năng vốn có của mọi nhà nước, là một hoạt động đặc thù, sử dụng pháp quyền của nhà nước để tác động lên đối tượng bị quản lý.

Xây dựng văn hoá cho các tổ chức, trong đó có các tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước được bền vững.

Môi trường hành chính nhà nước trong sạch, lành mạnh là điều kiện và động lực khuyến khích, động viên  mỗi công dân, mỗi đơn vị kinh tế không ngừng phấn đấu, làm giầu theo pháp luật. Không phải chỉ sự ô nhiễm môi trường tự nhiên mà cả sự ô nhiễm của môi trường hành chính nhà nước đều nguy hại đến niềm tin, đến chất lượng sống, thậm chí đến sinh mạng công dân, đến số phận của các cơ sở sản xuất -  kinh doanh.

Văn hoá QLNN trở thành một trong những tiêu chí xác định trình độ trưởng thành về nhân cách, về đạo đức công chức, và phẩm chất, uy tín của cơ quan QLNN. Văn hoá QLNN còn là một nhân tố không thể thiếu để xác lập bầu không khí hành chính nhà nước lành mạnh, thể hiện trong các mối quan hệ giữa cơ quan QLNN với công dân, với các đơn vị kinh tế, với các tổ chức chính trị - xã hội, với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp… Đồng thời, văn hoá QLNN còn được thể hiện đậm đà thành tố văn hoá trong quan hệ giữa công chức với công chức, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các cơ quan QLNN trong quan hệ dọc và quan hệ ngang.

Khi văn hoá QLNN được xây dựng và phát triển trong cơ quan QLNN thì sẽ có văn hoá từ chức, văn hoá cách chức, văn hoá nghỉ hưu. Đồng thời khi đó, như ở các nước phát triển, các công chức lãnh đạo “có vấn đề” bị toà án hành chính mời, họ nghiêm túc đi đến toà án hành chính để điều trần là việc bình thường. Một quốc gia mà sự hoạt động của toà án hành chính còn quá im ắng mới là không bình thường.

Văn hoá QLNN giữ vai trò quan trọng trong việc phát hiện những bất hợp lý của nền hành chính nhà nước, từ đó sẽ thúc đẩy có hiệu quả tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước. Văn hoá QLNN kết hợp với văn hoá chính trị sẽ là động lực tích cực trong việc hướng hoạt động QLNN vào những mục tiêu, những giá trị được xã hội đang mong đợi.

Khi những tri thức văn hoá ăn sâu vào nhận thức của công chức sẽ tạo nên những khuôn mẫu hành vi của mỗi công chức, mỗi cơ quan QLNN, điều chỉnh quan hệ của họ đối với các đối tượng bị quản lý theo pháp luật. Không có văn hoá QLNN thì khó có thể xây dựng được đạo đức công chức và nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh.

2.2.Đối với xã hội

Với tư cách là một thành tố quan trọng của văn hoá, mỗi một bước phát triển của văn hoá QLNN cũng chính là một bước phát triển của văn hoá dân tộc.

QLNN phải được nâng lên tầm văn hoá, thấm đậm thành tố văn hoá. Trong QLNN mà không dựa trên nền tảng văn hoá thì có thể dẫn đến một thứ QLNN siết chặt lại, tự trói lẫn nhau, tự trói chính mình, cấm chợ ngăn sông, đi ngược lại quy luật phát triển, chà đạp con người… Nếu hoạt động QLNN như thế sẽ dẫn xã hội đến khủng hoảng, sản xuất- lưu thông đình đốn, nhân dân đói khổ.

Khi sống trong một môi trường phi văn hoá, con người không những sẽ bị tước đi các điều kiện để phát triển mà ngay cả tính mạng của họ cũng khó được bảo toàn. Nhấn mạnh như vậy để thấy rằng, văn hoá QLNN không phải là những vấn đề lý luận trừu tượng, mà nó được biểu hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống, ảnh hưởng sâu sắc trực tiếp đến sự sống còn của từng công dân, từng tổ chức, từng doanh nghiệp và toàn xã hội.

Khi văn hoá QLNN phát triển đến một trình độ cao thì văn hoá QLNN không chỉ là tri thức của các cơ quan QLNN, mà còn là tri thức mang tính phổ biển của mọi công dân, mọi tổ chức. Khi đó, những thông tin phản hồi mang động cơ xây dựng của các công dân, các tổ chức với cơ quan QLNN sẽ là động lực tích cực trong việc phát triển và hoàn thiện văn hoá QLNN.

  • Tags: