Theo Thứ trưởng Mai Văn Dâu, nguyên nhân đưa đến thắng lợi này, trước hết là việc mở ra thị trường Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt - may vào Hoa Kỳ năm 2003 ước đạt 1,95 tỷ USD, tăng 100% so với năm 2002. Thứ hai, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may, như hỗ trợ vay vốn đầu tư sản xuất, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại... Thứ ba, công tác điều hành xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường quy định hạn ngạch đã được cải cách theo hướng, một mặt xoá bỏ cơ chế “xin-cho” trong cấp phép xuất khẩu tự động cho nhiều mặt hàng dệt-may xuất khẩu sang EU, Thổ Nhĩ Kỳ; mặt khác, đã phát huy tối đa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường áp dụng hạn ngạch.
“Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dệt may sang các thị trường truyền thống khác như EU, Nhật Bản... lại không tăng hoặc tăng không đáng kể, thậm chí, kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan lại giảm. Điều này cho thấy, xuất khẩu hàng dệt-may của nước ta chưa thực sự vững chắc, tăng trưởng chủ yếu vẫn nhờ vào sự chuyển dịch thị trường một cách thuần tuý, vẫn phục thuộc quá mức vào hạn ngạch. Qua đây cũng thấy rằng, các doanh nghiệp chuẩn bị chưa đầy đủ cả về năng lực tổ chức sản xuất và năng lực tổ chức thị trường. Vấn đề này, cần đựơc nghiệm túc khắc phục để giữ cho được sự cân đối về cơ cấu thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ và ngay cả thị trường Hoa Kỳ cũng phải tính toán cân đối việc xuất khẩu hàng có hạn ngạch và hàng không có hạn ngạch. Bên cạnh đó, việc phát triển các thị trường Nga, SNG, Trung Đông... cũng cần được chú trọng đúng mức!” Thứ trưởng Mai Văn Dâu phát biểu.
* Năm 2004 sẽ xuất 4 tỉ USD hàng dệt may!
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho biết, Uỷ ban Châu Âu đã thông báo chính thức áp dụng mức tăng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam xuất vào EU theo Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa EU và Việt Nam (sửa đổi). Theo đó, mức tăng hạn ngạch từ 50-75% so với trước đây đối với các cat (mặt hàng) nóng, có nghĩa, tổng lượng hạn ngạch sẽ tăng 300-400 triệu USD. Với mức tăng này, có khả năng kim ngạch dệt may xuất vào EU năm sau sẽ đạt đến con số 1 tỉ USD.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Xuân Khu, các hợp đồng vào Hoa Kỳ thường có số lượng lớn và dễ làm hơn, nên vừa qua đã có hiện tượng doanh nghiệp tập trung cho thị trường này. Đó cũng là ký do khiến xuất khẩu vào EU năm nay có giảm sút so với năm trước. Tuy nhiên, từ sau khi thị trường Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thì nhiều doanh nghiệp cũng đã chuyển lại thị trường EU.
“Vấn đề chúng ta không nâng kim ngạch xuất vào EU lên bao nhiêu là do các cat. nóng bị khống chế hạn ngạch, nên không đủ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Với mức tăng hạn ngạch đã được áp dụng ở thời điểm này, các doanh nghiệp có thể tận dụng để xuất ngay những lô hàng mà vừa qua chúng ta thiếu hạn ngạch để xuất. Như vậy, xuất khẩu vào EU có khả năng đạt trên 600 triệu. Lượng hạn ngạch tăng thêm nếu không sử dụng hết năm nay sẽ được cộng dồn vào năm sau, do đó, con số kim ngạch 1 tỉ USD cho năm sau là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Tôi muốn lưu ý thêm hai yếu tố khác tạo thuận lợi cho con số kim ngạch 1 tỉ USD này: ngành Dệt-May Việt Nam hiện nay có khả năng xuất khẩu đến 4 tỉ USD/năm, nếu thị trường mở ra thì chắc chắn chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội để tăng kim ngạch, không sợ để hạn ngạch thừa ế. Đồng thời, năm 2004 xuất khẩu hàng dệt may vào EU được áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu tự động tất cả các cat ngay từ đầu năm (doanh nghiệp không bị khống chế bởi hạn ngạch được giao như mọi năm) nên khả năng tận dụng hạn ngạch sẽ rất cao!”. Thứ trưởng Bùi Xuân Khu nhấn mạnh.
Cả hai Thứ trưởng của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp đều nhìn nhận thực tế là trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam, hàng gia công vẫn chiếm khoảng 80%, trong khi hàng sản xuất bằng nguyên, phụ liệu trong nước mới chỉ khoảng 20%. Vì vậy, mục tiêu của ngành Dệt-May trong thời gian tới là không chỉ tăng kim ngạch xuất khẩu, mà còn tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu sản xuất bằng nguyên, phụ liệu trong nước. Cụ thể, sẽ phấn đấu tăng tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu sản xuất bằng nguyên, phụ liệu trong nước lên 30% vào năm 2005 và 50-60% vào năm 2010.
* Cuộc chơi không cân sức trên thị trường dệt may sau 2004!
“Nếu như sự sẵn có hạn ngạch trong hiện tại là lý do chính của việc đặt mua hàng thì sau 2004, yếu tố quyết định chính là tốc độ, giá cả và sự năng động của nhà sản xuất”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt - May Việt Nam, ông Lê Quốc Ân khẳng định. Cũng theo ông Ân, xu thế này sẽ buộc các nhà sản xuất phải chuyên môn hoá cao, tập trung vào một số mặt hang thực sự có thế mạnh sống còn. Các nhà nhập khẩu, thay vì phải nhập hàng từ nhiều nước, sẽ chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định. “Và như vậy, nguồn cung cấp hàng dệt may sẽ bị thu hẹp, tập trung vào một số nước có lợi thế về nguồn nguyên liệu, lao động, chi phí, đặc biệt đã là thành viên WTO và không chịu khống chế hạn ngạch. Một số nước thành viên vốn sẵn có về sản xuất hàng dệt may như Trung Quốc, ấn Độ, Pakistan... có nhiều cơ hội hơn để chiếm lĩnh mạnh mẽ thị phần quốc tế”
Điều quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài lúc này là liệu đến năm 2005, Việt Nam đã là thành viên WTO hay chưa? Theo ông Lê Quốc Ân, nếu vẫn đứng ngoài tổ chức thương mại quan trọng này, hàng dệt may Việt Nam sẽ mất hẳn sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bởi lúc đó, các nước sẽ được xuất khẩu tự do còn Việt Nam vẫn đang bị áp hạn ngạch.
Trên thực tế, dệt-may Việt Nam vỗn được xem là một ngành công nghiệp gia công. Tốc độ tăng trưởng thời gian qua tuy cao, nhưng lợi nhuận thực tế không được bao nhiêu. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng đối đầu với những thách thức trong giai đoạn tự do cạnh tranh toàn cầu sắp tới.
Tình hình thương mại hàng dệt-may trên thế giới sau năm 2004, sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Điểm đáng chú ý nhất của thị trường dệt may thế giới sau năm 2004 là hạn ngạch sẽ được loại bỏ hoàn toàn giữa các nền kinh tế thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này có nghĩa là những nước đang được hưởng hạn ngạch như Việt Nam, nếu chưa gia nhập WTO vào năm 2005, sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh của mình.
Vì vậy, năm 2004 sẽ là năm chuẩn bị hết sức quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp dệt-may Việt Nam.
“Trong năm 2004, Bộ Thương mại sẽ tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán để tăng hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt-may vào Hoa Kỳ, EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ; sẽ tạo cơ chế hỗ trợ cụ thể để khuyết khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường phi hạn ngạch; tăng cường xuất khẩu các mặt hàng không bị quy định hạn ngạch, các mặt hàng mới; xây dựng các chương trình quảng bá hình ảnh hàng dệt may Việt Nam thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại và qua Thương vụ Việt Nam tạs nước ngoài... Thị trường xuất khẩu trọng điểm của hàng dệt may Việt Nam trng năm 2004, trước hết vẫn là thị trường Hoa Kỳ, Eu và Nhật Bản. Đối với Hoa Kỳ trong năm tới, dự kiến sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 2,2 tỷ USD, trong đó khoảng 450-500 triệu USD là các mặt hàng không quy định hạn ngạch. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên củng cố lại các thị trường truyền thống như Nga, Trung Đông...”, Thứ trưởng Mai Văn Dâu cho biết.
Theo lo ngại của ông Vũ Đức Thịnh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex) thì chi còn 1 năm nữa, ngành dệt sẽ phải cạnh trah quyết liệt với các loại hàng hoá trong khu vực và Trung Quốc, trong khi tiềm lực hiện nay còn rất yếu kém. Chỉ cần so với Trung Quốc, Việt Nam chưa đầu tư được 2 triệu cọc sợi thì Trung Quốc đã có 50 triệu cọc, đủ cho thấy khả năng cạnh tranh của ngành dệt rất thấp. Các doanh nghiệp dệt trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, trong thời gian qua có nhiều nỗ lực đầu tư thiết bị và công nghệ mới. Thế nhưng, do đặc thù là đơn vị quốc doanh, phần lớn đều trong tình trạng bộ máy quản lý quá cồng kềnh, nhân viên gián tiếp nhiều, do đó mệnh lệnh sản xuất đến từng phân xưởng phải mất nhiều thời gian, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp hiện đã đầu tư khá hoàn hảo thệ thống nhuộm và in hoa hiện đại, thậm chí hiện đại nhất thế giới, nhưng các thiết bị này mới chỉ được khai thác khoảng 40%. Có những doanh nghiệp đầu tư máy nhuộm sợi cao áp, khai thác thiết bị mới được 10%. Do suất đầu tư lớn, khai thác thiết bị lại quá ít, nên giá thành sản phẩm cao, không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. “Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt thuộc Vinatex thực sự khó khăn, do không khai thác hết công suất thiết bị, khách hàng lại thiếu, thế mà cứ trông mong vào việc di dời để bán mặt bằng trả nợ (!?). Chính vì vậy, trong khi ngành may phát triển mạnh chưa từng thấy, thì lại phải nhập khẩu vải nguyên liệu từ các nước hoặc mua của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt vẫn chưa đáp ứng đựơc yêu cầu cung cấp nguyên liệu, thời gian giao hàng theo yêu cầu của ngành may...” ông Vũ Đức Thịnh nhận xét:
... Cuộc chơi không cân sức trên thị trường dệt may sau năm 2004 đang là “ám ảnh” cần tìm ra phương thức giải quyết tối ưu nhất để gia tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên đấu trường quốc tế.
Thắng lợi lớn và thách thức cũng không nhỏ
TCCT
Bên lề Hội nghị “Những thách thứ và giải pháp cho ngành Công nghiệp Dệt - May sau năm 2004” trong cuộc trao đổi giới truyền thông, ông Mai Văn Dâu, Thứ trưởng Bộ Thương mại, cho biết, kim ngạch xuất k