Vào trường thi, ông làm bài rất tốt và nộp trước tiến. Quan chủ khảo cầm bài lên xem thấy hay quá, bèn gọi Vương An Thạch lại thử tài một lần nữa, chỉ vào lá cờ tô giữa sân trường thi có đề 3 chữ "Phi hổ kỳ", ra vế đối": "Phi hồ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyện hổ tàng thân" (Nghĩa là cờ cọp bay, cọp bay được là nhờ có cờ, cờ cuộn lại thì cọp cũng thu mình).
Vương An Thạch sực nhớ lại vế đối trên đèn kéo quân ở nhà họ Mã, liền ứng đối: "Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã , đăng tức mã đình bộ". Quan chủ khảo phục tài chú ý đến ông và sau khi chấm bài thi, lấy ông đỗ đầu.
Thi xong, Vương An Thạch trở lại quê, qua cửa nhà họ Mã, đứng ngắm vế đối, người nhà họ Mã thấy dường như ông muốn gặp chủ nhà nên vào báo. Mã viên ngoại lập tức ra đón, mời trà và mời ông đối lại vế đối trên cây đèn, mà đến nay chưa ai đối được. Vương An Thạch sẵn giấy bút viết: ": "Phi hồ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyện hổ tàng thân".
í hay, chữ lại đẹp, Mã viên ngoại phục tài gả con gái cho Vương An Thạch và định ngày tổ chức nay ở dinh cơ họ Mã. Cũng đúng vào ngày cử hành hôn lễ, có thám mã cưỡi ngựa lưu tinh đến báo: "Tên của Vương An Thạch được lên bảng vàng, mai được nhà vua cho mời đến cung dự yến". Niềm vui được nhân đôi, Vương An Thạch viết lên tờ hoa tiên hai chữ "Song hỷ" (hai niềm vui sóng đôi) đưa gia nhân dán lên trước cửa nhà chính.
Từ đó, khi lễ kết hôn, người dân Trung Quốc lại dán hai chữ "Song hỷ" để trang trí trước cửa nhà, đồ cưới, xe hoa cô dâu chú rể. Thói quen kể trên du nhập vào Việt Nam từ bao giờ không ai biết và tồn tại đến ngaỳ nay./.