Đăng ký thương hiệu trong và ngoài nước.
ý nghĩa luật pháp của thương hiệu là sự tập trung sức hút nhất định và giá trị sử dụng. Luật pháp thương hiệu qui định, thương hiệu đã qua xét duyệt ở Cơ quan thương hiệu là đăng ký thương hiệu, người đăng ký thương hiệu được hưởng các quyền lợi chuyên dùng của thương hiệu và được luật pháp bảo hộ. Luật pháp thương hiệu còn qui định, doanh nghiệp có nhu cầu được quyền lợi chuyên dùng thương hiệu, phải làm đơn đăng ký thương hiệu gửi đến Cơ quan thương hiệu. Vì vậy, hướng quan trọng nhất để bảo vệ thương hiệu theo luật pháp là phải đăng ký thương hiệu.
Đăng ký kịp thời thương hiệu đã hết thời hạn có hiệu lực.
Luật thương hiệu của Trung Quốc qui định “thời gian có hiệu lực của thương hiệu là 10 năm”. Khi thương hiệu hết thời hạn có hiệu lực, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục sử dụng, thì phải làm đơn đăng ký, xin gia hạn tiếp trước thời gian thương hiệu hết hạn đăng ký lần đầu 6 tháng, trong thời gian đó, nếu doanh nghiệp chưa gửi đơn xin kéo dài việc sử dụng thương hiệu, thì được gia hạn thêm 6 tháng nữa. Hết thời gian gia hạn mà doanh nghiệp vẫn không gửi đơn, thì sẽ xóa sổ đăng ký thương hiệu. Ví dụ, doanh nghiệp Trung Dược Một ở Trường Sa (Trung Quốc) bắt đầu sử dụng thương hiệu “Cửu Chi Đường” từ năm 1956, đến năm 1982, thương hiệu này đã hết hạn đăng ký. Do doanh nghiệp không tiếp tục đăng ký gia hạn việc sử dụng thương hiệu, nên bị người khác tước quyền sử dụng.
Sử dụng chính xác thương hiệu đã đăng ký.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký thương hiệu, mới chỉ là có được quyền sử dụng thương hiệu về mặt pháp luật, còn bảo vệ quyền thương hiệu lại do sử dụng chính xác thương hiệu quyết định. Do không sử dụng chính xác thương hiệu, có nghĩa là sẽ dẫn đến thương hiệu đăng ký bị mất, tức là mất quyền sử dụng thương hiệu. Vì vậy, việc sử dụng chính xác thương hiệu đã đăng ký là bước quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ quyền thương hiệu. Điều này bao hàm các ý nghĩa sau đây:
Thương hiệu sau khi đã đăng ký phải sử dụng vào ngành thương mại.
Thương hiệu sử dụng trong ngành thương mại là hàng hóa có thương hiệu đó được đăng ký trong nước để tiến hành tiêu thụ, đăng quảng cáo có tính thương mại trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc phân phát các tờ rơi để giới thiệu mặt hàng đó. Để đề phòng tồn tại một lượng lớn thương hiệu không sử dụng mà mất ý nghĩa trên sổ đăng ký, luật thương hiệu của các nước đều có văn bản qui định rõ ràng thương hiệu, sau khi đã đăng ký phải đưa vào sử dụng trong ngành thương mại. Nhưng mỗi nước có yêu cầu thời hạn sử dụng thương hiệu khác nhau. Ví dụ, các nước Anh, Pháp, Đức, Thái Lan v.v... qui định thời hạn sử dụng thương hiệu là 5 năm; Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Italia, Canađa và Ôxtrâylia qui định là 3 năm; Braxin, Chi Lê v.v... qui định là 2 năm.
Thương hiệu sử dụng phải thống nhất với thương hiệu đã đăng ký.
Thương hiệu sử dụng cũng là thương hiệu trên nhãn mác, trên bao bì hoặc trên bao gói hàng hoá phải giữ cho thống nhất với thương hiệu trong đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký phê chuẩn, không được thay đổi tính chất đã có. Nếu không, thì thương hiệu sử dụng không đựơc xem là sử dụng thương hiệu đã đăng ký. Nếu người đăng ký không chỉ sử dụng thương hiệu đăng ký được phê chuẩn, mà còn sử dụng tiêu thức khác “gần giống” với thương hiệu đăng ký đó. Theo Luật thương hiệu của Trung Quốc qui định, hành vi “tự thay đổi chữ, hình vẽ hoặc tổ hợp của thương hiệu”, cơ quan thương hiệu sẽ xử lý, thậm chí là có thể xoá đăng ký thương hiệu.
Sử dụng màu thương hiệu cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Luật thương hiệu của các nước nói chung đều qui định, nếu đăng ký thương hiệu màu đen, hoặc mầu trắng, sẽ thích dụng cho sở hữu màu. Nếu đăng ký thương hiệu là màu khác, thì phải sử dụng đúng màu đó, việc thay đổi màu sẽ bị coi là tự thay đổi thương hiệu. Vì vậy, sử dụng màu cho thương hiệu không cố định, thì tốt nhất là đăng ký thương hiệu màu đen-trắng, như thế khi sử dụng sẽ linh hoạt, thuận tiện, và việc bảo vệ thương hiệu càng rộng rãi hơn.
Muốn đảm bảo thương hiệu sử dụng và thương hiệu đăng ký thống nhất, thì trước khi gửi đơn đăng ký thương hiệu, phải thiết kế cẩn thận thương hiệu. Thương hiệu được thiết kế bằng mực đen-trắng chưa đủ, mà phải đem thương hiệu lập thành nhãn hiệu sử dụng thực tế, lấy thực tế kiểm nghiệm tổng thể. Chỉ có như thế mới có thể đảm bảo cho thương hiệu sử dụng thống nhất với thương hiệu đăng ký.
Thương hiệu đăng ký dùng cho hàng hóa hoặc hạng mục dịch vụ chỉ định.
Sau khi đã đăng ký thương hiệu, người đăng ký phải đem thương hiệu dùng cho hàng hoá đã chỉ định hoặc trong phạm vi hàng hoá, nhất thiết không thể dùng cho hàng hoá không chỉ định hoặc vượt ra ngoài phạm vi hàng hoá chỉ định. Nếu tự ý đem thương phẩm đã đăng ký sử dụng vào hàng hoá khác không chỉ định khi đăng ký, thì thương hiệu đó có nguy cơ bị hủy bỏ hoặc được xem là xâm phạm quyền. Ví dụ, một doanh nghiệp địa phương kinh doanh nhà đất ở một tỉnh của Trung Quốc có đơn đăng ký thương hiệu là “hạnh phúc” trong hạng mục dịch vụ đại lý nhà ở và không cho thuê, sau đó, doanh nghiệp đầu tư nhân lực, vật lực với lượng lớn để tiến hành quảng cáo làm cho thương hiệu này nổi tiếng khắp vùng. Năm sau, một doanh nghiệp tư nhân khác ở một tỉnh khác của Trung Quốc chuyên sản xuất thực phẩm, đã sử dụng thương hiệu “hạnh phúc” đăng ký trên thực phẩm của họ, nhưng thiết kế thương hiệu khác với doanh nghiệp kinh doanh nhà đất. Sau đó, doanh nghiệp kinh doanh nhà đất mở rộng phạm vi kinh doanh, cũng xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm, và sử dụng thương hiệu “hạnh phúc” đã đăng ký vào thực phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất. Cơ quan Thương mại (Trung Quốc) đã xác nhận doanh nghiệp kinh doanh nhà đất xâm phạm quyền thương hiệu của doanh nghiệp tư nhân sản xuất thực phẩm, đồng thời tiến hành xử phạt doanh nghiệp này với lý do, doanh nghiệp tư nhân sản xuất thực phẩm đã đăng ký thương hiệu “hạnh phúc” trên thực phẩm đã được quyền chuyên dụng thương hiệu. Tuy thương hiệu của hai doanh nghiệp được thiết kế khác nhau, nhưng doanh nghiệp kinh doanh nhà đất làm như vậy sẽ làm cho người tiêu dùng nhận thức nhầm, mua nhầm. Theo luật thương hiệu của Trung Quốc qui định, không cho phép người sở hữu đăng ký thương hiệu sử dụng hàng hoá đồng loại hay hàng hoá đồng nhất giống hoặc gần giống với thương hiệu đăng ký của doanh nghiệp, xem đó là hành vi xâm phạm quyền chuyên dùng thương hiệu.
Không được đem thương hiệu đã cho phép đặc cách cho người khác sử dụng.
Khi cho phép người khác sử dụng thương hiệu đã đăng ký, hai bên phải chính thức ký hiệp định cho phép sử dụng thương hiệu, đồng thời, cơ quan đăng ký thương hiệu nhà nước có liên quan làm thủ tục biên bản cho phép sử dụng thương hiệu. Ngoài ra, còn phải chú ý tăng cường quản lý sử dụng thương hiệu đối với người được phép, kiểm tra chất lượng hàng hoá thương phẩm, thương hiệu của người được phép sử dụng, để đề phòng thương hiệu đăng ký bị xóa bỏ hoặc ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
Đề phòng người khác đăng ký thương hiệu giống hoặc tương tự.
Trong cuộc sống hiện nay, đã xuất hiện hiện tượng do cố ý hay vô ý, những hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hoặc tương tự khác trên đăng ký, phát sinh việc sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với người khác, từ đó, xâm hại đến quyền chuyên dùng của thương hiệu đăng ký trước, tạo ra sự hỗn loạn sản phẩm, dẫn đến nhận thức nhầm, mua nhầm thương hiệu của người tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến hình tượng thương hiệu đăng ký trước. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của bảo vệ thương hiệu là đề phòng người khác có hàng hóa hay dịch vụ giống hoặc tương tự đăng ký thương hiệu giống hoặc gần giống thương hiệu của mình. Trung quốc đã đưa ra các biện pháp đề phòng như sau:
- Bảo vệ quyền chuyên dùng thương hiệu trong phạm vi trình tự luật pháp: Các doanh nghiệp phải có người chuyên trách hoặc ủy quyền cho người khác chú ý theo dõi “công báo thương hiệu”, nếu phát hiện trên công báo có thương hiệu giống hoặc gần giống với thương hiệu doanh nghiệp mình đăng ký, thì phải kịp thời có ý kiến; đối với thương hiệu giống hoặc gần giống đã được phê chuẩn đăng ký rồi, nhưng chưa hết thời hạn một năm, thì phải kịp thời đưa ra ý kiến khiếu nại.
- Đăng ký thương hiệu liên hợp và thương hiệu dự phòng: Thương hiệu liên hợp là người sở hữu cùng một thương hiệu đăng ký một số thương hiệu gần giống nhau trên cùng một loại hay nhiều loại hàng hóa. Đăng ký trước hoặc sử dụng chủ yếu những thương hiệu này thì gọi là thương hiệu chính, còn lại là thương hiệu liên hợp. Ví dụ, doanh nghiệp thuốc đánh răng Liễu Châu, Trung Quốc, ngoài thương hiệu chính là thuốc đánh răng, doanh nghiệp còn đăng ký các thương hiệu nổi tiếng khác như “lưỡng diện kim”, “song diện kim” “diện diện kim” v.v...
- Thương hiệu dự phòng là người sở hữu thương hiệu đăng ký một số thương hiệu giống nhau trên các dịch vụ hoặc hàng hoá khác loại, thương hiệu chủ yếu sử dụng ban đầu là thương hiệu chính, còn lại là thương hiệu dự phòng. Ví dụ, doanh nghiệp Hồng Đào K (Trung quốc) chuyên sản xuất sản phẩm hồng đào K, sản phẩm này được bán rất chạy trên thị trường Trung Quốc và nước ngoài, nên uy tín của thương hiệu không ngừng được nâng cao. Nhằm bảo vệ thương hiệu này, doanh nghiệp Hồng Đào đã đăng ký các thương hiệu liên hợp và thương hiệu dự phòng như “ hồng đào A”, “hắc đào K”, “hắc đào A” v.v...
Làm đơn xin xác nhận thương hiệu nổi tiếng.
Năm 1996, Trung Quốc đã ban hành “Qui định tạm thời về quản lý và xác nhận thương hiệu nổi tiếng”. Thương hiệu nổi tiếng là thương hiệu có uy tín cao trên thị trường, đồng thời là thương hiệu đăng ký được mọi người quen biết. Điều này có nghĩa là một thương hiệu nổi tiếng phải phù hợp với 3 điều kiện: Thương hiệu có uy tín khá cao trên thị trường; Thương hiệu được mọi người quen thuộc, nổi tiếng; Phải đăng ký thương hiệu. Ba điều kiện này phải gắn liền với nhau, không được thiếu một điều kiện nào.
Thương hiệu nổi tiếng được bảo vệ đặc cách.
Bảo vệ đặc cách thương hiệu nổi tiếng cao hơn thương hiệu phổ biến là cách làm thông dụng của thế giới. Bảo vệ đặc cách thương hiệu nổi tiếng của thế giới chủ yếu được thể hiện ở hai mặt sau: Theo “Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ”, bảo vệ rộng rãi đối với thương hiệu nổi tiếng, tức là từ hàng hoá và dịch vụ tương tự hoặc giống nhau mở rộng ra hàng hoá và dịch vụ khác nhau, khác loại. Thương hiệu nổi tiếng đã được qui định trong “Công ước Pari” để thực hiện bảo vệ giữa các quốc gia với nhau. Cơ quan quản lý thương hiệu của Trung Quốc luôn căn cứ vào những điều ước này để thực hiện bảo vệ các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài ở Trung Quốc, đồng thời cũng có quyền yêu cầu các nước đã ký hiệp ước bảo vệ thương hiệu nổi tiếng, đã được cơ quan chủ quản Trung Quốc xác nhận ở nước ngoài. Căn cứ theo “Công ước Pari”, một thương hiệu nổi tiếng hay không của các nước thành viên trong “Công ước Pari” phải do cơ quan chủ quản của nước thành viên đó đăng ký thương hiệu hoặc sử dụng xác nhận. Luật thương hiệu của Trung Quốc qui định, bất cứ một thương hiệu nào muốn được bảo vệ thương hiệu nổi tiếng, nhất thiết trước tiên phải thông qua “xác nhận” của cơ quan thương hiệu, tức là chỉ có cơ quan thương hiệu Trung Quốc “xác nhận là thương hiệu nổi tiếng”, sau khi đã được xác nhận là thương hiệu nổi tiếng, thì thương hiệu đó sẽ được pháp luật bảo vệ ở mức cao hơn các thương hiệu khác. Nếu không được xác nhận này, dù cho thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường, cũng đều chỉ nhận được sự bảo vệ theo quyền thương hiệu phổ biến.
Bảo vệ thương hiệu theo luật pháp ở Trung Quốc
TCCT
Thương hiệu không chỉ là nhu cầu sáng lập, mà còn có nhu cầu phải bảo vệ. Đối với doanh nghiệp, sáng tạo thương hiệu là để tranh giành thị trường, còn bảo vệ thương hiệu là bảo vệ thị trường đã chiếm