Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội 2008

Chính phủ vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện các Nghị quyết của quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008.Đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng, tron

 NĂM 2008 GDP TĂNG TỪ 8,5 – 9%

Năm 2008, dự toán ngân sách nhà nước được Nghị quyết quốc hội thông qua là: Tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 332.000 tỷ đồng, bằng 24,1% GDP. Tính cả 9.080 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2007 sang năm 2008 thì tổng số thu ngân sách Nhà nước là 332.080 tỷ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 398.980 tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 66.900 tỷ đồng, bằng 5% GDP. Giải pháp trọng tâm được đặt ra là khẩn trương tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai là thực hiện tốt Luật quản lý thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế, giảm tối đa số thuế nợ đọng v..v… Thực hiệnnghiêm quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, bố trí ngân sách tập trung, chống dàn trải, gây lãng phí. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo các địa phương phấn đấu thu vượt nhiệm vụ được giao để bổ sung vốn đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách các cấp.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2008 được Quốc hội đặt ra là: Tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 8,5 - 9%, phấn đấu tăng cao hơn 9%; kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 2% GDP…v…v… Đây là những mục tiêu khá cao, trong bối cảnh phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thưc. Chính vì vậy, để có đủ đầu vào cho tăng trưởng, cần huy động, giải phóng, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo hệ thống giá thể hiện đầy đủ giá trị của hàng hoá, dịch vụ theo nguyên tắc thị trường, xoá bao cấp qua giá….

Các giải pháp pháp để đạt được mục tiêu năm 2008

Nhiệm vụ đặt ra để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng là cần thực hiện đúng kế hoạch giải ngân và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nhà nước; tăng  khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư từ dân cư, doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài. Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách và môi trường pháp lý , tạo điều kiện huy động, khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nhiều ý kiến cho rằng, để các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài phát huy hiệu quả, cần tiếp tục tập trung nâng cấp kết cấu hạ tầng, ưu tiên đầu tư dứt điểm các công trình chuyển tiếp nếu xét thấy cần thiết và có hiệu quả. Sử dụng đúng ục tiêu, có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Võ Hồng Phúc cho biết: “Chính phủ đã có phiên họp chuyên đề về các biện pháp giải ngân các nguồn vốn từ Nhà nước. Từ cuộc họp này Chính phủ đã ban hành chỉ thị tăng cường công tác giải ngân tất cả các nguồn vốn nhà nước. Sau đó chính phủ cũng đã đưa ra nghị quyết về thuc sđẩy giải ngân nguồn vốn này. Từ đó đến nay các bộ ngành dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Phó thủ tướng đã liên tục làm việc để đơn giản hoá thủ tục, tìm biện pháp giải ngân nhanh và sử dụng hiệu quả”.

Một trong những vấn đề được các bộ, ngành và địa phương đề xuất là Chính phủ cần khắc phục những nhược điểm trong điều hành ngân sách của năm 2007. Đó là cần thường xuyên theo dõi và nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tình hình giá cả thị trường, các yếu tố có khả năng tác động đến cung, cầu hàng hoá của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục áp dụng đồng bộ, chỉ đạo kiên quyết, hữu hiệu các biện pháp để kiểm soát, kiềm chế tăng giá thị trường. Xây dựng và công bố lộ trình thực hiện giá thị trường đối với các loại hàng hoá và dịch vụ Nhà nước còn kiểm soát việc định giá.

Ông Lê Quốc Dung – Phó chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế của Quốc hội cho rằng: “Năm 2008 Chính phủ cần quan tâm đến điều hành các phương tiện lưu thông bởi lượng đầu tư rất lớn kéo theo phương tiện thanh toán trong lưu  thông lớn. Cho nên trước hết nền kinh tế phải tiêu hoá được vốn đầu tư, nếu chúng ta không kiềm chế được mà tiền việt kiều gửi về, tiền FDI, các dự án… thì sẽ làm tăng giá lên…”.

GIẢM KHOẢNG CÁCH GIỮA NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ

Tăng trưởng kinh tế bền vững gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và bền vững của nền kinh tế, phấn đấu vượt ngưỡng “nước có thu nhập thấp” ngay trong năm 2008 đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề trong công tác xoá đói giảm nghèo của nước ta. Thời gian qua, các chương trình 135 về hỗ trợ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, rồi chương trình 134 về chính sách đât sản xuất , đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn… đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, để thời gian tới, công tác này đạt hiệu quả cao hơn, các địa phương chủ động rà soát lại tất cả các chương trình, chính sách đầu tư trên địa bàn, phân loại, xác định rõ đối tượng chính sách để đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo hướng để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ các chương trình, góp phần làm giảm khoảng cách giữa nông thôn, thành thị. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc của Chính phủ, ông Giàng Seo Phử cho biết: “Đối với các chương trình dành cho vùng đồng bào đặc biệt khó khăn ở các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thì cần có giải pháp chung và xác lập một cơ chế điều hành, các mục tiêu xoá đói giảm nghèo một cách đồng bộ. Bởi những nơi dễ làm và thuận lợi thì chúng ta đã cơ bản đã làm và làm xong, những xã còn lại thì đây là những vùng khó khăn. Do vậy phải tập trung nguồn lực, phân công lanh đạo cấp uỷ, chính quyền chuyên trách. Thứ hai phải có một điều hành cân đối mục tiêu. Ví dụ Chương trình 134 có 4 mục tiêu nhà ở, đất ở, đất sản xuất và đất sinh hoạt thì 4 mục tiêu này chúng ta phải đảm bảo điều hành một cách cân đối và hợp lý”.

Trong năm 2008, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được nêu ra trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Các giải pháp được nêu ra tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế; đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng; tập trung phát triển nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…Đây là nhiệm vụ đặt ra cho các cấp, các ngành, và mỗi địa phương.