Tại sao người châu Á thích “hàng hiệu”?

Một nữ văn sĩ tới một cửa hàng của Chanel để mua chiếc dù, nhưng người bán hàng đã nói với bà là bà không nên dùng nó khi trời mưa to. Người bán hàng đã nói cụ thể là dùng chiếc dù này rất tốt khi trờ

 

 

 

       

            Trên góc phố Paris, nơi giao nhau của hai Đại lộ Elyses và George V, có một cửa hàng của hãng thời trang Pháp nổi tiếng thế giới Louvis Vuitton. Trong cửa hàng này, phần lớn khách hàng là người châu á. Phụ nữ Nhật Bản ra vào tấp nập, trên tay ai cũng xách những chiếc túi “hàng hiệu” của hãng sang trọng này, tạo nên một bức tranh hoành tráng ngay lối cửa ra vào. Chứng kiến cảnh tượng này, người Pháp thường phân vân tự hỏi: “Họ không thể mua những chiếc túi này ở châu á hay giới trẻ ở đó có nhiều tiền đến thế?”. Một sinh viên ở Trường ĐHTH Paris XII kể rằng, có một người “đã viết xuống tấm giấy tên của một sản phẩm và đưa cho tôi 100 Euro để mua nó cho họ, nhưng tôi lại sợ rằng đó là một loại hàng cấm, vì vậy tôi đã từ chối”.

            Thực ra, kiểu mua hàng “ủy nhiệm” này phát triển mạnh, những hàng hóa như thế ở Pháp rẻ hơn ở châu á và bởi vì có một hạn chế rất lớn ở châu á là đối với một số mặt hàng được gọi là “hàng hiệu”. Thực tế, rất nhiều chiếc túi được làm gia công và đính vào đó tên của các hãng sản xuất nổi tiếng thế giới và bán tràn lan ở khắp nơi. Vì vậy, khi cần một sản phẩm đề tên hãng sản xuất nổi tiếng có bao nhiêu người tin đó là hàng chính hiệu?

            Người Nhật và người Hàn Quốc không phải là những khách hàng sính hàng hiệu nhất. Nhưng rõ ràng có sự khác nhau về quan điểm mua hàng của người châu á và người Âu, Mỹ. Tháng 2/2001, khi tờ tuần báo Weekly Chosun của Hàn Quốc phỏng vấn ông Giám đốc điều hành của chi nhánh thời trang LVHM (Moet Hennessy Louis Vuitton), tập đoàn chuyên kinh doanh các loại hàng hiệu như Louis Vuitton và Christian Dior, ông ta nói: “người châu á thích chọn tên nhãn hiệu. Vì vậy, họ là một thị trường lớn và rất quan trọng đối với chúng tôi”.

            ở Nhật Bản, rất phổ biến những tour du lịch trọn gói tới Paris vào dịp bán hàng “giảm giá” một năm hai lần của kinh đô thời trang thế giới này. Vào những thời gian đó, các cửa hàng bách hóa lớn ở Paris như Printemps, Galeries Lafayette và Le Bon March đầy những bảng tên hàng bằng tiếng Nhật, thậm chí cả người bán hàng cũng là người Nhật. Không chỉ thích hàng hiệu Paris, người châu á cũng thích hàng hiệu Milan (Italy) vì đó cũng là thành phố của thời trang thế giới.

            Khách du lịch châu á đến các nước châu Âu còn say mê cả những cuốn Tạp chí kiểu Catalog in những hãng thiết kế thời trang và giá cả của từng loại sản phẩm. Nhà văn Nhật Usagi Nakamura đã viết một cuốn sách mang tên “Tôi thích nhãn hiệu hàng hóa” (I like Name Brands).

            Đó là lý do tại sao phần lớn khách hàng ở các thị trường hàng hiệu của Pháp và Italy đều là người châu á. Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia, thì đó là thị hiếu. Hiện tại, các hàng hiệu ở nước ngoài phân chia thị trường châu á làm hai loại “Nhật Bản” và “các vùng khác ngoài Nhật Bản”.

            Chuộng hàng hiệu là sở thích của toàn cầu. Sự khác nhau là do người châu á có khuynh hướng nhấn mạnh “chúng tôi” hơn là “tôi”, để tìm kiếm những hàng hiệu cho phù hợp với một nhóm người phổ biến. Có lẽ đây là lý do người châu Âu sẽ mua những thứ mà không ai có, còn người châu á sẽ mua thứ gì mà một người nào đó đã có. Nghiên cứu về quan điểm của khách hàng cũng cho thấy, trong khi phần lớn khách hàng châu Âu thường quan tâm so sánh giá cả và chức năng, công dụng của hàng hóa, thì khách hàng châu á lại chỉ nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa./.

  • Tags: