Câu hỏi và Trả lời

Câu hỏi 1: Kinh phí cho hoạt động khuyến công gồm mấy loại và được hình thành từ những nguồn nào ? Trả lời: Kinh phí cho hoạt động khuyến công gồm hai loại: kinh phí khuyến công quốc gia và kinh ph

 

Kinh phí khuyến quốc gia được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách nhà nước cấp hàng năm theo kế hoạch; tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Kinh phí khuyến công địa phương được hình thành từ các nguồn sau: ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm; tài trợ và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; hỗ trợ từ kinh phí khuyến công quốc gia cho hoạt động khuyến công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề án được phê duyệt; nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

 

Câu 2: Đối tượng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến công là những đối tượng nào?. Xin cho biết trong trường hợp một doanh nghiệp có vốn pháp định dưới 10 tỷ đồng nhưng số lao động 400 người thì có thuộc đối tượng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến công không?

 

Trả lời: Tại khoản 1 Phần II Thông tư liên tịch số 36/2005/TT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công đã nêu, rõ các đối tượng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến công là:

1.1. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (dưới đây gọi là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn), bao gồm:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước;

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

- Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/200/NĐ-CP ngày 03/02/200 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (nay là Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh).

1.2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công (gồm các hoạt động dịch vụ trong việc tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác có liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn).

Điểm a khoản 2 Phần I của Thông tư số 03/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn đã giải thích cụ thể doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số vốn không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động bình quân không quá 300 người, thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp. Do vậy một doanh nghiệp có vốn pháp định dưới 10 tỷ đồng nhưng có số lao động 400 người vẫn thuộc đối tượng được xem xét hỗ trợ kinh phí khuyến công của Nhà nước .

 

Câu 3: Các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại phường thuộc thị xã có được hưởng chính sách khuyến công không ?

 

Trả lời: Khoản 1, Điều 2, Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ và được cụ thể hoá tại điểm a khoản 2 Phần I Thông tư số 03/2005/TT-BCN ngày 23/6/2005 của Bộ Công nghiệp đã nêu rõ đối tượng áp dụng Nghị định số 134/2004/NĐ-CP là các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại huyện, thị xã, thị trấn và xã. Do vậy các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp tại phường thuộc thị xã vẫn thuộc đối tượng được xem xét cho thụ hưởng các chính sách khuyến công. Tuy nhiên, về quy mô và hình thức tổ chức sản xuất phải đảm bảo các quy định tại điểm a khoản 2 Phần I của Thông tư số 03/2005/TT-BCN của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn .

  • Tags: