Thị trường hàng dệt của Nhật Bản dùng trong Nội thất

Hàng dệt nội thất bao gồm các loại đồ vải dùng trong gia đình như vải trải giường, khăn trải bàn, đồ vải dùng trong bếp, phòng tắm…, không bao gồm các loại rèm cửa, thảm và đồ dùng trên giường (chăn,

1. Xu hướng nhập khẩu

Trong những năm gần đây, thị trường đồ vải nội thất của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng suy giảm kinh tế và nhu cầu tiêu dùng cá nhân giảm đi, trong đó có nhu cầu xây dựng và trang bị cho nhà ở, cũng như nhu cầu về quà tặng. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các sản phẩm có mẫu mã trang trí độc đáo vẫn tiếp tục tăng, cùng với xu hướng cá biệt hóa nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu đồ vải nội thất tăng mạnh với mức tăng 6,8% trong năm 2002, đạt 109,89 triệu tá sản phẩm, trị giá 79,8 tỷ JPY, trong đó nhập khẩu khăn bông đạt 93,98 triệu sản phẩm, trị giá 43,9 tỷ JPY. Nhập khẩu khăn bông tăng mạnh, một phần do nhiều nhà sản xuất khăn bông Nhật Bản đã chuyển cơ sở sản xuất sang Trung Quốc và các nước châu á khác, nơi có chi phí sản xuất thấp hơn, và xuất khẩu trở lại Nhật Bản. Năm 2002, nhập khẩu vải trải giường vẫn duy trì ở mức 7,8 triệu tá, trong khi nhập khẩu khăn trải bàn tăng 28,1%, đạt 4,22 triệu tá.

        Khăn bông

Các nước đứng đầu về xuất khẩu khăn bông sang Nhật Bản là Trung Quốc (71,5%) và Việt Nam (26,5%). Khăn bông giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm 1999 và 2000 và tác động mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất khăn bông của Nhật Bản. Tháng 2/2001, Hiệp hội Sản xuất khăn bông Nhật Bản đã đề nghị Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tiến hành các biện pháp bảo hộ (biện pháp hạn chế nhập khẩu khẩn cấp) theo các điều khoản của Hiệp định Hàng dệt may (ATC). Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các biện pháp này từ tháng 4/2001 và quyết định này đã ảnh hưởng đến lượng nhập khẩu khăn bông từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhập khẩu khăn bông vẫn tăng lên 6,3% trong năm 2002, đạt 6,67 triệu tá.

         Vải trải giường

Trung Quốc là nước chủ yếu xuất khẩu vải trải giường sang Nhật Bản với tỷ trọng 95,5% trong tổng lượng nhập khẩu. Ngoài ra, Nhật Bản cũng nhập khẩu vải trải giường với số lượng nhỏ từ Hoa Kỳ, ấn Độ và Thái Lan.

      Khăn trải bàn

     ấn Độ là nước xuất khẩu khăn bàn truyền thống sang Nhật Bản, nhưng năm 2002, nhập khẩu khăn trải bàn từ Trung Quốc đã tăng lên 2.486 triệu tá so với 1.377 triệu tá của năm 2001 và trở thành nước xuất khẩu khăn bàn lớn nhất sang Nhật Bản (chiếm 58,9% tổng lượng nhập khẩu), ấn Độ trở thành nước đứng thứ hai với 1.529 triệu tá (36,2%).

    Đồ vải dùng trong bếp và phòng tắm

    Trung Quốc chiếm 75,8% trong tổng lượng nhập khẩu nhóm sản phẩm này. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng nhập khẩu nhiều mặt hàng này từ Đức, Pháp và các nước EU khác.

 

    2. Các quy định nhập khẩu và kinh doanh đồ vải nội thất

    (1) Các quy định nhập khẩu

    Trong một số trường hợp, nhập khẩu hàng dệt nội thất phải điều chỉnh theo Luật Ngoại thương và Ngoại hối. Theo Quy định này, đồ vải nội thất bằng tơ tằm nhập khẩu từ một số nước nhất định sẽ phải tuân thủ Quy trình nhập khẩu No2 về phê chuẩn mặt hàng nhập khẩu. Chi tiết có thể liên hệ tại Vụ Cấp giấy phép của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.

 

   (2) Các quy định về lưu thông

    Hàng dệt nội thất lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải tuân thủ “Quy định về nhãn mác hàng tiêu dùng” của Nhật Bản.

   (1) Nhãn mác bắt buộc

    Quy định vễ nhãn mác hàng dệt nội thất được xây dựng trên cơ sở Luật  Nhãn mác hàng tiêu dùng Nhật Bản. Nhãn mác phải có các thông tin về chất liệu dệt, hướng dẫn sử dụng và địa chỉ liên hệ.

   (2) Nhãn mác tự nguyện

   Có thể đính kèm nhãn hàng tơ tằm, hàng vải gai…như SIF Mark, Silk Mark, Hemp Mark…

 

    3. Thuế

   (1) Thuế hải quan

 

Thuế quan đối với hàng dệt nội thất phụ thuộc vào loại sản phẩm và chất liệu dệt cũng như nước xuất xứ.

 

Thuế nhập khẩu hàng dệt nội thất vào thị trường Nhật Bản

 

 

HS

Mô tả sản phẩm

Thuế phổ cập

Thuế WTO

Thuế ưu đãi

6302

Vải trải giường, khăn bàn, đồ vải dùng trong bếp và nhà tắm

 

 

 

-10

1. Vải trải giường, đan hoặc móc

 

 

 

-010

(1) Có thêu hoa hay viền đăng ten

16,8%

11,5%

*Miễn thuế

-090

(2) Các loại khác

11,2%

9,6%

*Miễn thuế

 

2. Các loại vải trải giường khác, in hoa

 

 

 

21-000

(1) Bằng cotton

4,5%

(5,2%)

3,6%

 

 

 

 

*Miễn thuế

22

(2) Bằng sợi tổng hợp

6,4%

5,6%

 

-010

a. Không dệt thoi

 

 

*Miễn thuế

-090

b. Các loại sợi tổng hợp khác

 

 

4,48%

 

 

 

 

 

29

(3) Các loại chất liệu dệt khác

 

 

 

-010

a. Bằng vải lanh hay vải gai

9,6%

8,3%

6,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

-020

b. Bằng các chất liệu dệt khác

6,4%

5,6%

 

 

 

 

 

*Miễn thuế

 

3. Các loại vải trải giường khác

 

 

 

31-000

(1) Bằng cotton

4,5%

5,2%

3,6%

 

 

 

 

*Miễn thuế

32

(2) Bằng sợi tổng hợp

6,4%

5,6%

 

-010

a. Không dệt thoi

 

 

*Miễn thuế

-090

b. Bằng các chất liệu tổng hợp khác

 

 

4,48%

 

 

 

 

*Miễn thuế

39

(3) Các loại chất liệu dệt khác

 

 

 

-010

a. Bằng vải lanh hay vải gai

9,6%

8,7%

6,96%

 

 

 

 

*Miễn thuế

-020

b. Bằng các chất liệu dệt khác

6,4%

5,8%

4,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

40

4. Khăn trải bàn, đan hoặc móc

 

 

 

-010

(1) Có thêu hoa hoặc viền đăng ten

16,8%

12,1%

*Miễn thuế

-090

(2) Các loại khác

11,2%

10,1%

*Miễn thuế

 

5. Các loại khăn trải bàn khác

 

 

 

51-000

(1) Bằng cotton

9%

8,2%

6,56%

 

 

 

 

*Miễn thuế

52-000

(2) Bằng lanh

9,6%

8,7%

6,96%

 

 

 

 

*Miễn thuế

53

(3) Bằng sợi nhân tạo

6,4%

 

 

 

a. Có thêu hoa hay viền đăng ten

 

(8,1%)

 

-011

- Không dệt thoi

 

 

*Miễn thuế

-019

- Các loại khác

 

 

5,12%

 

 

 

 

*Miễn thuế

 

b. Các loại khăn trải bàn khácbằng xơ nhân tạo

 

5,8%

 

-091

- Không dệt thoi

 

 

*Miễn thuế

-099

- Các loại khác

 

 

4,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

59

(4) Các loại chất liệu dệt khác

 

 

 

-010

a. Bằng xơ gai

9,6%

8,7%

6,96%

 

 

 

 

*Miễn thuế

 

b. Bằng các chất liệu dệt khác

6,4%

 

 

-021

- Có thêu hoặc viền đăng ten

 

(8,1%)

5,12%

 

 

 

 

*Miễn thuế

-029

- Các loại khác

 

5,8%

4,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

60-000

6. Đồ vải bông dùng trong bếp và nhà tắm,

a. bằng cotton

9,6%

8,7%

6,96%

 

 

 

 

*Miễn thuế

 

b. Bằng các chất liệu dệt khác

6,4%

 

 

-021

- Có thêu hoa hay viền ren

 

(8,1%)

5,12%

 

 

 

 

*Miễn thuế

-029

- Các loại khác

 

5,8%

4,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

 

7. Các loại đồ vải nội thất khác

 

 

 

91-000

(1) Bằng cotton

9%

8,2%

6,56%

 

 

 

 

*Miễn thuế

92-000

(2) Bằng lanh

9,6%

8,7%

6,96%

 

 

 

 

*Miễn thuế

93

(3)Bằng xơ nhân tạo

6,4%

5,8%

 

-010

- Không dệt thoi

 

 

*Miễn thuế

-090

- Các loại khác

 

 

4,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

99-000

(4) Các loại chất liệu dệt khác

6,4%

5,8%

4,64%

 

 

 

 

*Miễn thuế

 

1: “*Miễn thuế” dành cho các nước kém phát triển.

Nguồn “Customs Tariff Schedules of Japan

(2) Thuế tiêu thụ

(CIF + Thuế hải quan) x 5%

 

    4. Những điều cần chú ý khi xuất khẩu hàng dệt nội thất sang thị trường Nhật Bản

Hàng dệt nội thất trên thị trường Nhật Bản ít được phân phôí theo kênh kinh doanh hàng dệt may thông thường. Khăn bông, vải trải giường và khăn bàn thường được mua làm quà tặng hơn là mua cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Các kỳ lễ hội mùa hè hay cuối năm, các mặt hàng này chiếm tới 90% tổng doanh thu khăn bông của Nhật Bản.

Một đặc điểm của thị trường Nhật Bản là nhiều người dân vẫn sử dụng các tấm đệm ngủ truyền thống, vì vậy, nhu cầu tiêu thụ bình quân về vải trải giường cũng như các phụ kiện khác dùng cho giường ngủ thường thấp hơn mức tiêu thụ của các nước phương Tây. Cũng có ít gia đình dùng khăn trải bàn và khăn ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đối tượng tiêu dùng từ 30 đến 40 tuổi của Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn phong cách của phương Tây và nhu cầu sử dụng nhóm sản phẩm này cũng tăng lên. Người Nhật Bản thường ưa chuộng các sản phẩm dệt nội thất có chất lượng, được thiết kế độc đáo, phù hợp với phong cách trang trí chung của ngôi nhà, các chất liệu dệt có độ thấm hút cao và chóng khô.

Hàng dệt nội thất thường được nhập khẩu qua các công ty thương mại tổng hợp hay các công ty chuyên doanh và bán trực tiếp cho các công ty kinh doanh hàng dệt nội thất. Hàng nhập khẩu cũng có thể được phân phối từ công ty thương mại qua các trung tâm bán buôn hoặc cửa hàng bách hoá. Trong những năm gần đây, nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuất, nhà bán buôn và bán lẻ nước ngoài có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng các hình thức đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại cũng có xu hướng tăng lên trong hệ thống kinh doanh đồ vải nội thất của Nhật Bản.

Hơn 90% nhà sản xuất hàng dệt nội thất của Nhật Bản là các công ty vừa và nhỏ, chủ yếu chỉ có hoạt động sản xuất, không có hệ thống bán buôn và marketing riêng. Vì vậy, những công ty này thường sản xuất một số ít chủng loại hàng hoá theo đơn đặt hàng của các nhà bán buôn và sản phẩm được bán với thương hiệu riêng của nhà bán buôn. Nhiều nhà bán buôn này cũng đảm nhiệm vai trò đại lý cho nước ngoài.

Thông thường, hàng dệt nội thất của Nhật Bản không đòi hỏi các dịch vụ hậu mãi, tuy trong một số trường hợp cá biệt phải trả lời những vấn đề liên quan đến ‘'Luật trách nhiệm sản phẩm”. Vì vậy, nhà cung cấp cần quan tâm đến chất lượng và những yêu cầu về an toàn sản phẩm.

  • Tags: