Nước Nga là một chính phủ liên bang, gồm có 49 vùng (oblast), 21 nước cộng hòa, 10 khu tự trị, 6 krai, 2 đô thị liên bang và 1 vùng (oblast) tự trị. Sau khi Liên Xô tan ra vào năm 1991, nước Nga vẫn còn phải chật vật để củng cố nền kinh tế thị trường, hiện đại hóa nền tảng công nghiệp và duy trì sự phát triển kinh tế bền vững. Trong giai đoạn 1992 – 1998, nước Nga được ghi dấu như là một thời kỳ hoàn cảnh kinh tế ngèo nàn, cuộc sống của dân chúng quá tồi tệ và nhiều chính sách của nhà nước ban hành đều bị thất bại. Nhưng các tình trạng xuy thoái đã được cải thiện rõ rệt vào giai đoạn những năm 1999-2002, với sản lượng tăng vọt hàng năm trung bình lên đến 6% và với những tiến triển cải cách được gia tăng mạnh mẽ. Nước Nga có một nền tài nguyên thiên nhiên rộng lớn, bao gồm những trầm tích chủ yếu như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá, nhiều khoáng sản chiến lược và gỗ.

Nước Nga ngày nay trở thành một quốc gia mang tính đa dạng, và có sinh lực dữ dội. Những nét truyền thống văn hóa Nga đã được khơi dậy với sức sống mới đầy mạnh mẽ. Những công trình kiến trúc cổ đại và những Thánh đường hư hỏng trên toàn nước Nga, hiện đang được tu bổ và sửa chữa lại. Những thị trường đa màu sắc lại được hoạt động nhộn nhịp trở lại, văn học và nghệ thuật của nước Nga cũng đã nhanh chóng lấy lại được sức mạnh vốn có của chúng. Một nước Nga mới hiện đang thời kỳ tươi đẹp nhất. Những lữ khách thập phương, ngày càng được thu hút đến với nước Nga nhiều hơn bởi những người Nga đôn hậu và mến khách, bởi nền văn hóa vĩ đại của nước Nga, bởi tính đa dạng của thiên nhiên, những vùng đất trải dài vô tận, những khu rừng xanh thắm ngút ngàn tuyệt đẹp, những dãy núi, những vùng hồ, những nhịp đập rộn ràng của các thành phố sinh động và tươi sáng, những nhịp điệu êm đềm và yên bình của các cuốc sống nơi thị trấn, làng mạc và các vùng hẻo lánh của nước Nga.

Các đặc điểm của nước Nga

Vị trí : Nằm ở các vùng Đông Âu và Bắc Á, tiếp giáp với biển Bắc cực, nằm giữa châu Âu và bắc Thái Bình Dương.

Diện tích:Tổng cộng - 17,075,200km vuông.

Diện tích mặt nước: 79,400 km vuông

Diện tích đất liền: 17.075.400 km vuông.

Chiều dài đường biên giới: 19,990km.

Đường biên giới của nước Nga tiếp giáp với các nước:

Azerbaijan 284 km, Belarus 959 km, đông nam Trung Quốc 3,605 km, phía nam Trung Quốc 40 km, Estonia 294 km, Phần Lan 1,313 km, Georgia 723 km, Kazakhstan 6,846 km, Bắc Triều Tiên 19 km, Latvia 217 km, Lithuania (Kaliningrad Oblast) 227 km, Mông Cổ 3,485 km, Na Uy 196 km, Balan (Kaliningrad Oblast) 206 km, Ukraina 1,576 km.

Bờ biển dài: 37,653 km

Địa hình: Nước Nga có vùng đồng bằng mênh mông với những ngọn đồi thấp ở phía tây dãy Ural: những khu rừng và các vùng lãnh nguyên có loại thực vật tùng bách bao phủ rộng lớn ở Siberia; những vùng cao và các dãy núi dọc theo các vùng biên giới phía nam.

Độ cao: Điểm thấp nhất của nước Nga là vùng biển Caspi – 28m. Điểm cao nhất là đỉnh núi Elbrus – 5.633m.

Tài nguyên thiên nhiên: Nước Nga có những vùng tài nguyên thiên nhiên bao gồm những trầm tích chủ yếu như; dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá và những khoáng sản chiến lược, gỗ rừng.

- Dân số: 142,2 triệu người (theo số liệu thống kê năm 2007), gồm trên 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 81,5%; Tác-ta 3,8%, U-crai-na 3%. Ngoài ra còn gần 25 triệu người Nga sống ở các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ và gần 2 triệu ở các nước khác trên thế giới.

- Ngày Quốc khánh: 12/6/1990 (Ngày Tuyên bố chủ quyền).

- Thủ đô: Mát-xcơ-va (gần 10 triệu dân).

- Đơn vị tiền tệ: đồng rúp.

- Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 84 khu vực lãnh thổ, hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm:

+ 21 nước cộng hoà.

+ 47 tỉnh.

+ 01 tỉnh tự trị.

+ 08 vùng.

+ 5 khu tự trị.

+ 02 thành phố trực thuộc TW: Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.

Ngoài ra, nước Nga được chia thành 7 đại khu hành chính do người được Tổng thống bổ nhiệm đứng đầu.

 

Tiếng Nga

- Tiếng Nga trong giao tiếp: Đại đa số người dân các nước Liên Xô cũ đều có thể giao tiếp bằng tiếng Nga. Tuy nhiên mức độ am hiểu tiếng Nga và phổ biến ngôn ngữ này tại từng nước lại rất khác nhau. Chỉ 3 nước là Belarus (77%), Ukraina (65%) và Kazakhstan (63%) có số người nắm vững tiếng Nga chiếm khoảng 2/3 dân số, tuy nhiên, thí dụ như ở Ukraina, mặc dù người biết tiếng Nga là số đông, nhưng lại rơi vào lớp người lớn tuổi chứ không phải thanh niên, do vậy về lâu dài vị thế tiếng Nga tại đây có thể sẽ mai một dần. Những lĩnh vực giao tiếp bằng tiếng Nga dần thu hẹp, khiến người dân cũng ngày càng ít muốn học ngôn ngữ này.

Tại Kirghizia, Latvi, Molđova và Estonia, mặc dù tiếng Nga chỉ còn được coi là một ngoại ngữ, nhưng bộ phận dân chúng biết thứ tiếng này và dùng nó để giao tiếp vẫn chiếm số lượng đáng kể. Trong khi đó Armenia, Azerdbaidzan, Gruzia, Tadgikistan và Lítva đã trở thành “vùng ngoại vi” phổ biến ngôn ngữ này – số người nói trôi chảy tiếng Nga chỉ chiếm khoảng 1/3 (ở Lítva là 1/5) dân số.

 - Tiếng Nga trong giáo dục: Chỉ trừ Belarus, còn tại tất cả các nước Liên Xô cũ lĩnh vực giáo dục bằng tiếng Nga đều gặp khó khăn. Ba nước Armenia, Tadgikistan và Uzbekistan không có một trường lớp nào dạy bằng tiếng Nga, trong khi nhu cầu học tiếng Nga ở đây lại không phải là nhỏ. Nhu cầu học tiếng Nga tại Kirghizia đang tăng, và khả năng học bằng tiếng Nga cũng đang dần mở rộng. Trong khi đó ở Kazakhstan thì ngược lại, số lượng các trường dạy bằng tiếng Nga đang giảm, tuy nhiên ở đây “cung và cầu” hiện vẫn tạm ở thế cân bằng. Người dân Azerdbaidzan thấy không cần mở rộng việc học tiếng Nga trong trường phổ thông vì họ hài lòng với chính sách giáo dục của chinh phủ hiện nay.

Việc dạy bằng tiếng Nga gặp nhiều khó khăn hơn cả tại Litva, còn ở Latvia và Estonia thì số chỗ trong các trường phổ thông tiếng Nga gần như tương đồng với số dân nói trôi chảy thứ tiếng này. Tại 3 nước là Gruzia, Molđova và Ukraina vấn đề nghiên cứu tiếng Nga đang là một chủ đề tranh cãi lớn trong xã hội. Ý kiến dân chúng và chính quyền trái ngược nhau về việc giảng dạy và học tiếng Nga trong nhà trường, đặc biệt chủ dề này tại Ukraina là gay gắt nhất.

Động cơ để học tiếng Nga tại các nước cũng rất đa dạng. Nghiên cứu cho thấy rằng tại tất cả các nước Liên Xô cũ tiếng Nga được sử dụng làm phương tiện giao tiếp với cộng đồng người nói tiếng Nga trong công việc và sinh hoạt thường ngày, vì vậy nên môi trường tiếng Nga vẫn được duy trì và có vị trí lớn trong xã hội. Gần một nửa số dân những nước kể trên cho rằng “biết tiếng Nga rất có lợi trong cuộc sống” nên học tiếng Nga là việc quan trọng. Chức năng là phương tiện giao tiếp quốc tế của tiếng Nga được đặc biệt coi trọng tại đây. Bên cạnh đó chức năng nhân văn của thứ tiếng này vẫn rất lớn – nó giúp đọc các tác phẩm văn học , các tài liệu chuyên ngành, là công cụ chuyển tải các kiến thức khoa học và chuyên môn khác, là cầu nối tiếp cận với nền văn hóa Nga.

Tiếng Nga trong không gian truyền thông: Đa số các site thông tin và chuyên ngành ở các nước Liên Xô cũ đều có version tiếng Nga. Dân chúng coi internet là sàn truyền thông và phương tiện nhận thông tin. Do vậy về nguyên tắc có thể coi internet là nguồn tạo nên môi trường giáo dục và thu hút mọi người, đặc biệt là thanh niên, tiếp cận với văn hóa Nga. Đại đa số người dân ở các nước Liên Xô cũ đều xem các kênh truyền hình tiếng Nga – đứng đầu là Belarus (89% số dân thường xuyên xem truyền hình tiếng Nga), tiếp theo là Tadgikistan (76%) và Kazakhstan (75%). Đó là chưa kể đến nguyên nhân khách quan, khi còn một bộ phận dân chúng nữa dù muốn nhưng không có điều kiện tiếp cận các kênh truyền hình hoặc sách báo bằng tiếng Nga, ví dụ như thiếu sách báo, hoặc kênh truyền hình Nga chỉ phát theo hệ thống cáp chứ không phát đại chúng v.v.

 

Nền văn hóa nước Nga

Nước Nga có một di sản văn hóa cực kỳ phong phú, nó trải rộng trên các thành phố, các vùng nông thôn, và những thị trấn nhỏ của cả một quốc gia đầy ấn tượng và dạt dào kiêu hãnh. Trong khi hầu như tại mỗi địa điểm, mọi người có thể tham quan trong các chuyến du lịch của mình, thì ở đây cuộc sống và và nhịp thở của những nét văn hóa Nga đặc sắc luôn tràn ngập xung quanh. Chúng ta lấy một ví dụ như; phòng trưng bày nghệ thuật Tretyakov ở Moskva, ở tại đây, đầy ắp những những tác phẩm nghệ thuật mang tính hình tượng nổi tiếng về con người nước Nga.

Nhà bảo tàng Hermitage và nhà bảo tàng Nga ở Saint Petersburg cũng là những ví dụ điển hình, trong những nơi đây luông trưng bày các bộ sưu tập nghệ thuật nổi bật nhất. Trong khi đó, ở tại nhiều thôn xóm, làng mạc và những thị trấn nhỏ trên những miền thôn quê lại toát ra phần nào về những phong cách sống khác nhau. Những tu viện cổ xưa và những tòa lâu đài, sẽ giúp du khách những sự phản ánh về quá khứ và dĩ vãng của nước Nga, và hiểu rõ hơn đến lịch sử của đất nước này.

Mọi người du hành đến nhiều nơi trên đất nước Nga, thì mọi người sẽ càng nhận thấy rõ hơn về phạm vi lịch sử và truyền thống của nước Nga thực sự ra sao. Đất nước Nga còn là một quốc gia có nền văn hóa thay đổi khác nhau, với rất nhiều nhóm dân tộc, mỗi nhóm đó đều đóng góp thêm vào nền văn chung những ngôn ngữ riêng, những tín ngưỡng, những phong tục và những điệu nhạc dân gian của riêng họ.

Một diện mạo khác của nền văn hóa Nga đó là, mọi người có thể cân nhắc để khám phá những loại hình nghệ thuật biểu diễn của đất nước Nga. Trong nhiều thế kỷ đã trôi qua, các nhà hát Nga đã trình làng rất nhiều buổi biểu diễn dưới loại hình nghệ thuật Bale và nhạc kịch. Ở những nơi đây, rất da dạng về các tác phẩm sân khấu khác nhau đáng phải chiêm ngưỡng – ví dụ như những vở kich mang tính kịch tính và âm nhạc – và du khách có thể sẽ cân nhắc để đến tham quan một rạp chiếu bóng, trong khi mọi người còn đang dừng lại để khám phá tiếp những loại thể hình kịch trẻ trung hơn của sự diễn cảm trên sân khấu

Vậy cho nên, khi mọi người đãđến với quốc gia đẹp tuyệt vời này, và đã khám được những di sản văn hóa bao la đang đón chào mọi người ở đây. Cho dù mọi người có niềm đam mê thích thú với nghệ thuật, nhà hát, lịch sử, kiến trúc hoặc những phong tục địa phương, thì nước Nga cũng đã sẵn sàng tất cả. Cắc chắn rằng, nếu mọi người muốn khám phá văn hóa Nga, thì lần sau mọi người sẽ lại ghé thăm đất nước đầy quyến rũ này.

Tôn giáo: Đạo chính thống Nga, Hồi giáo, và các đạo giáo khác.

 

I. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

- Các cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước: Tổng thống Vladimir Vladimirovich PUTIN (nhậm chức từ tháng 5/2000). Thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm. Tổng thống do dân bầu qua phổ thông đầu phiếu có nhiệm kỳ 4 năm.

- Cơ quan lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện (Federalnoye Sobraniye) bao gồm:

+ Hội đồng Liên bang (Soviet Federatsii- 178 ghế, nhiệm kỳ 4 năm)

+ Viện Duma (Gosudarstvennaya Duma- 450 ghế, một nửa do đảng thắng cử bầu với ít nhất 5% số phiếu ủng hộ, nửa còn lại do các cử tri bầu ra; các thành viên được bầu theo hình thức bỏ phiếu công khai trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm)

- Hệ thống toà án: Tòa án lập hiến, toà án tối cao, toà án trọng ti; thẩm phán của tất cả toà án đều do Toà án Liên bang bổ nhiệm trong lần tiến cử Tổng thống.

- Cơ cấu hành chính: Liên bang Nga chia làm 89 khu vực lãnh thổ, hành chính là chủ thể của Liên bang, gồm: 21 nước cộng hoà, 49 tỉnh, 06 vùng, 01 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị, 02 thành phố trực thuộc TW: Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua. Ngoài ra, nước Nga được chia thành 7 đại khu hành chính

 

- Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:

+ Tổng thống: Đ. A. Mét-ve-đép (nhậm chức ngày 07/5/2008, nhiệm kỳ 4 năm).

+ Thủ tướng Chính phủ: V. V. Pu-tin (được bổ nhiệm 08/5/2008).

+ Chủ tịch Hội đồng Liên bang: X. Mi-rô-nốp (được bầu lần thứ 2, tháng 3/2007, nhiệm kỳ 4 năm).

+ Chủ tịch Đu-ma Quốc gia: G. Gờ-rư-dơ-lốp (được bầu lần thứ 2, tháng 12/2007, nhiệm kỳ 4 năm).

 

II. KINH TẾ

Trải qua những khó khăn của chuyển đổi, khủng hoảng nặng nề trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ 20, từ năm 2001 đến tháng 9/2008, nhờ vào sự tăng cao về giá cả của các mặt hàng năng lượng xuất khẩu, tăng trưởng đầu tư, nhu cầu tiêu dùng nội địa và có sự đầu tư thích đáng, kinh tế Liên bang Nga phát triển tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, trung bình 6-8%/năm. Nga trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn trên thế giới, GDP năm 2007 đạt trên 1200 tỷ đôla, tăng 8,3 %, sản xuất công nghiệp tăng 6,3%, kim ngạch ngoại thương tăng 20,8 %, đầu tư cơ bản tăng 25,5%. Nga đã trả trước thời hạn khoản nợ 23,7 tỷ USD kế thừa từ thời Liên Xô cho Câu lạc bộ Pa-ri. Lạm phát từ tốc độ phi mã trong những năm cuối thế kỷ 20 đến năm 2007 còn ở mức 12%. Thu nhập thực tế của người dân khoảng 8000USD/năm; thất nghiệp giảm gần một nửa. Chính phủ Nga đang triển khai thực hiện 4 chương trình quốc gia về cải thiện nhà ở, giáo dục, y tế và khoa học (khoảng 5 tỷ USD từ ngân sách nhà nước) và đầu tư thích đáng để hiện đại hoá quân đội.

Tuy nhiên, từ quý 3 năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cũng như do giá dầu giảm mạnh, kinh tế Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy cả năm 2008 vẫn đạt mức tăng trưởng 6%, nhưng quý IV/2008 tăng trưởng hầu như bằng 0; thị trường chứng khoán giảm 60-70%; thất nghiệp tăng mạnh; dự trữ ngoại tệ giảm từ 680 tỷ USD xuống còn 400 tỷ USD và sẽ còn giảm nhiều trong thời gian tới. 

Nga còn có những vấn đề lớn về kinh tế - xã hội phải khắc phục như: cơ cấu kinh tế không cân đối, tăng trưởng kinh tế cũng như thu ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên nhiên liệu (khoảng 50%), tỉ lệ thất thoát vốn còn lớn (khoảng trên 10 tỷ USD mỗi năm); lạm phát cao hai con số; an ninh xã hội chưa bảo đảm, tư tưởng bài ngoại và dân tộc cực đoan có dấu hiệu gia tăng, tệ quan liêu, tham nhũng phổ biến, môi trường đầu tư, kinh doanh kém thuận lợi; khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đầu tư thay đổi công nghệ mới và phát triển các ngành kỹ thuật cao còn hạn chế.

Trước tình hình đó, Chính phủ Nga đã đề ra Chiến lược phát triển đến năm 2020 và đã kịp thời đưa ra hai Chương trình chống khủng hoảng. Chương trình thứ nhất với những biện pháp mang tính cấp bách, trị giá 200 tỷ đôla nhằm cứu hệ thống tài chính ngân hàng khỏi đổ vỡ. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Nga vẫn bị tác động nghiêm trọng. Chương trình thứ hai bao gồm 55 điểm, trong đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình tài chính và các ngành kinh tế quan trọng. Đồng thời, Nga sẽ tích cực tiến hành cải cách hệ thống luật pháp, hướng mạnh vào kích cầu nội địa, ưu tiên phát triển nông nghiệp, xây dựng, phát triển các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, chế tạo máy nhằm bảo đảm đà tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội như nhà ở, việc làm, hỗ trợ thất nghiệp.

 

Công nghiệp:

Chiếm tới 70% giá trị tổng sản lượng công nông nghiệp của Nga. Cơ cấu công nghiệp rất đa dạng. Nước Nga có cơ sở công nghiệp năng lượng mạnh do nguồn tài nguyên nhiên liệu giàu có và phong phú. Đây là ngành được chú ý phát triển để xuất khẩu lấy ngoại tệ và đáp ứng nhu cầu trong nước. Các ngành này đang có xu hướng tăng sản lượng.

Ngành khai thác nhiên liệu tập trung ở các vùng mỏ: Bacu II, Chiumen, Urengôi (dầu khí), Cudơbat (than)…Ngành điện lực tập trung ở các thành phố lớn và trên sông Vonga, đầu nguồn sông Ênixây (thuỷ điện). Công nghiệp mỏ khai thác quặng kim loại và ngành luyện kim là những ngành công nghiệp truyền thống đạt sản lượng cao. Các nhà máy luyện kim có ở vùng mỏ Uran, Cuốcxcơ, Nam Xibêri hoặc những vùng có nhu cầu tiêu thụ kim loại lớn như Maxcơva, Rôxtôp, St. Petersburg.

Các ngành cơ khí chế tạo máy (sản xuất ô tô, thiết bị công nghiệp, tàu biển, máy bay…) và hoá chất phát triển trên cơ sở nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước. Các ngành này tập trung ở Nigiơni Nôpgơrốt, Maxcơva, St. Petersburg, Nôvôxibiếc, Upha. Sản xuất của 2 ngành này vẫn còn suy giảm.

Ngành công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm chưa phục hồi lại được nhịp độ tăng trưởng như những năm cuối của thập niên 80 một phần do nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.

 

Nông nghiệp:

Lãnh thổ có khả năng phát triển nông nghiệp của Nga nằm chủ yếu trong khu vực có khí hậu ôn đới nên Nga có nền nông nghiệp ôn đới. Các nông phẩm chính là lúa mì, lúa mạch, ngô, củ cải đường, quỳ và các loại gia súc. Vùng đất đen phía tây nam là vùng phát triển nhất về nông nghiệp so với các vùng khác. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp Liên bang Nga là phải sử dụng, khai thác và cải tạo một diện tích lớn đất pốtdôn, hình thành các vùng sản xuất củ cải đường, các cây lấy dầu thực phẩm (ở các vùng phía đông và đông nam phần lãnh thổ châu Âu) để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Trong nông nghiệp cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đều được chú trọng phát triển, trong đó đặc biệt ưu tiên việc sản xuất thịt, sữa và len ở các vùng Trung và Hạ lưu sông Vôn ga, Bắc Cápca, Xibêri và Viễn Đông.

- Lực lượng lao động: 73.88 triệu người

- Kim ngạch xuất khẩu: 317.6 tỷ USD

+ Các mặt hàng xuất khẩu: xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu, khí gas tự nhiên, gỗ và các sản phẩm gỗ, sắt thép, hoá chất, sản phẩm phục vụ trong ngành quân sự.

+ Các đối tác chính: Hà Lan 10.3%, Đức 8.3%, Italy 7.9%, Trung Quốc 5.5%, Ucraina 5.2%, Thổ Nhĩ Kỳ 4.5%, Thuỵ Sỹ 4.4%

- Kim ngạch nhập khẩu: 171.5 tỷ USD (2006 est.)

+ Các mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, dược phẩm, thịt, đường, phôi sắt thép

+ Các đối tác chính: Đức 13.6%, Ucraina 8%, Trung Quốc 7.4%, Nhật 6%, Belarus 4.7%, Mỹ 4.7%, Italy 4.6%, Hàn Quốc 4.1%

Thuế xuất nhập khẩu:

Từ năm 1995, thuế nhập khẩu của Nga dao động từ 5 đến 30%, với mức thuế suất trung bình là 11,5 đến 15 %. Ngoài ra, thuế Giá trị gia tăng ( VAT) được áp dụng đối với hầu hết tất cả sản phẩm nhập khẩu, và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số sản phẩm nhất định. Thuế VAT, tính trên giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu, hiện tại trung bình là 20%. Một số sản phẩm nhập khẩu và mặt hàng cho trẻ em ( như tã lót..) chịu thuế suất VAT 10%. Năm 2000, Chính phủ Nga đã phê chuẩn việc sửa đổi hệ thống thuế quan, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2001.

Theo luật thống nhất thuế quan mới, mức thuế suất tập trung vào 4 nhóm hàng chính (nguyên liệu thô, bán thành phẩm, thực phẩm và thành phẩm), với thuế suất từ 5 đến 20% đối với hầu hết tất cả các mục hàng đánh thuế. Cuộc cải tổ đã cho thấy xu hướng giảm thuế suất nhập khẩu, mà theo Chính phủ Nga công bố là từ mức trung bình 11,4% xuống 10,7%.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc thống nhất thuế lại dẫn đến thuế suất tăng đối với một số mặt hàng như đường thô (30%), thịt gia cầm và ô tô ( 25%). Chính phủ Nga cũng hy vọng, việc thống nhất thuế quan sẽ loại bỏ gian lận thương mại và cải thiện việc thu thuế.

Thuế nhập khẩu đã giảm vai trò là nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây . Tuy nhiên, chúng vẫn giữ tầm quan trọng khi chiếm tới 5,9% tổng thu ngân sách trong năm 2000.Trong suốt năm 2000, Chính phủ vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ sản xuất rượu, trong đó có việc hạn chế nhập khẩu rượu, đánh thuế xuất khẩu, dán tem và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Những biện pháp kiểm soát này đã góp phần tăng thu ngân sách cho Chính phủ Nga.

Mặc dù việc thống nhất thuế quan đã giảm thuế suất rượu từ 25 xuống 20%, những loại rượu chưng cất khác vẫn ở mức 2 euro/1 lít. Riêng ethyl alcohol là 4 euro/ 1 lít. Ngoài ra, thuế suất đối với mặt hàng rượu vẫn dao động từ 40% đối với rượu bourbon lên tới 200% đối với rượu vodka nhập khẩu. Để biết thông tin chi tiết, có thể tham khảo trang web của Tổng cục Hải quan Nga : www.custom-house.ru

Bộ chứng từ xuất nhập khẩu: Nhà nhập khẩu phải hoàn thành việc khai báo hải quan đối với bất kỳ mặt hàng nhập khẩu nào. Nhà nhập khẩu cũng phải trình giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan Hải quan.

Nhà xuất khẩu cũng phải điền vào tờ khai hải quan xuất khẩu và nếu cần cũng phải trình giấy phép xuất khẩu thích hợp. Ngoài ra, quy định kiểm soát tiền tệ cũng yêu cầu một Giấy đảm bảo đối với cả việc xuất khẩu và nhập khẩu để đảm bảo rằng ngoại tệ mạnh sẽ quay trở về nước. Các quy định trên cũng để đảm bảo rằng ngoại tệ mạnh trong nhập khẩu được thanh toán đúng với hàng hoá đã nhập và được định giá chính xác.

 

Viễn thông:

Chất lượng và tầm bao phủ của cơ sở hạ tầng viễn thông không đồng nhất giữa các vùng ở Nga. Trong khi những trung tâm dân cư quan trọng được phục vụ khá tốt thì những vùng nông thôn xa xôi lại có hệ thống viễn thông cực kỳ kém thậm chí nhiều nơi vẫn chưa có dịch vụ viễn thông. Có đến 54.000 làng ở nông thôn Nga chưa có mạng điện thoại.
Tính trung bình trên toàn nước Nga cứ 100 người thì có 21 máy điện thoại và số người chờ đợi được lắp đặt điện thoại đến nay đã lên tới 6 triệu người.

Việc phát triển thương mại điện tử hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn do thiếu cơ sở hạ tầng viễn thông. Số người đăng ký thuê bao điện thoại tăng lên nhanh chóng trong những khu dân cư lớn. Những nhà cung cấp dịch vụ này đang cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu của nhân dân nhưng có lẽ cũng chưa thể đáp ứng được, nhất là đối với những vùng dân cư thưa thớt và rộng lớn, nơi mà việc bao phủ cáp điện thoại không đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Bộ Thông tin Liên lạc ước tính trong vòng 10 năm nữa đất nước sẽ cần khoản đầu tư lên tới 33 tỷ USD cho hệ thống viễn thông mới có thể đáp ứng được tiêu chuẩn châu Âu về hạ tầng viễn thông và hi vọng rằng những nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia đóng góp vào lĩnh vực này.

 

Vận tải:

Để tăng cường mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trên lãnh thổ, Liên bang Nga có một hệ thống đường giao thông khá dày đặc, nhất là phần Đông Âu. Thủ đô Maxcơva là đầu mối giao thông chính. Từ đây các tuyến đường toả ra các hướng khác nhau, đặc biệt quan trọng là tuyến đường sắt xuyên Xibêri nối các vùng lãnh thổ thuộc châu Âu với các vùng lãnh thổ thuộc châu Á, đến tận Viễn Đông. Mạng lưới đường vận tải cùng với các đường ống dẫn dầu và khí đốt đã góp phần quan trọng vào việc phục vụ công cuộc phát triển các vùng kinh tế trong toàn Liên bang.

Nga có mạng lưới đường giao thông đường bộ khoảng 948.000 km, con số này mới chỉ đáp ứng được hơn một nửa yêu cầu so với một lãnh thổ rộng lớn, quy mô dân số, tỷ lệ tăng trưởng xe hơi và tiến trình cải cách nền kinh tế của Liên Bang Nga như hiện nay. Tuy nhiên trong số này mới chỉ có 336.000 km đường được trải nhựa. Ngoài Maxcơva và một số thành phố lớn khác ra, chất lượng đường giao thông của Nga còn rất kém. Thậm chí một số thành phố vẫn chưa có tuyến giao thông nối với hệ thống đường cao tốc Liên bang.
Hơn 10 năm trước chỉ có 7% dân số đất nước có xe hơi nhưng dự tính từ nay đến năm 2010 con số này sẽ tăng gấp 4 lần. Dưới thời Xô Viết cũ, sản xuất công nghiệp tập trung vào những cụm nhà máy và khu công nghiệp lớn, mỗi nhà máy có một ga đầu mối và phần lớn việc chuyên chở hàng hoá, vật tư được thực hiện bằng đường xe lửa. Khi nền kinh tế chuyển sang hướng tư nhân hoá với quy mô nhỏ hơn và các nhà máy, xí nghiệp thường được đặt ở gần thị trường tiêu thụ, do đó hướng vận tải bằng đường bộ trở nên quan trọng hơn. Hiện nay, hệ thống vận tải đường bộ phục vụ khoảng 10% tổng lượng vận tải hàng hoá.

Tuyến đường sắt hiện đang dẫn đầu trong hệ thống vận tải của Nga, chuyên chở 81% số lượng hàng hoá và 43% lượng hành khách của đất nước. Mạng lưới đường sắt của Nga gồm 17 tuyến và có tổng chiều dài khoảng 86.000 km. Cộng thêm 63.000 km đường sắt phục vụ cho các ngành công nghiệp đặc thù. Phần lớn hàng hoá và nguyên liệu công nghiệp như than đá, than cốc, quặng, sắt, phân vô cơ và phân hoá học, lúa, các sản phẩm bột thường được vận chuyển bằng hệ thống đường sắt.

Hệ thống đường sắt Nga (MPS) là một trong những ngành do chính phủ kiểm soát và thuộc sở hữu 100% của nhà nước. MPS tự mở rộng ngân sách, các chính sách và chịu trách nhiệm về các hoạt động của ngành đường sắt. MPS được phép đưa ra các chính sách riêng cho hoạt động của ngành đường sắt và khung pháp lý để quản lý, giám sát các hoạt động của ngành, lập kế hoạch, đưa ra quyết định đầu tư như việc xây dựng những tuyến đường sắt mới…

MPS tự xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức thuế, quản lý thu và phân phối thu nhập cho những tuyến đường sắt địa phương, và xác định kế hoạch chạy tàu. Tháng 5 năm 2001, Chính phủ Liên bang đã trình ý tưởng tái cấu trúc ngành đường sắt từ nay đến năm 2010. Quá trình này được thực hiện từng bước theo 3 giai đoạn nhằm tạo sự phân cấp cụ thể, rạch ròi giữa chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh trong ngành đường sắt, từ đó sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tốt trong lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ về đường sắt.

Liên bang Nga có tới 530 sân bay, trong đó 62 sân bay cấp quốc tế. Hầu hết các sân bay đều nằm ở vị trí thích hợp nhưng phần lớn chúng đều cần được nâng cấp. Tuy nhiên, những sân bay chính của Maxcơva và một vài sân bay khác vẫn có thể duy trì được lượng hành khách như cách đây 10 năm. Những sân bay còn lại đều bị thu hẹp hoạt động. Giá nhiên liệu tăng mạnh trong những năm gần đây cũng gây bất lợi cho ngành hàng không, ước tính chi phí mua nhiên liệu chiếm khoảng 30% tổng chi phí của các hãng hàng không, nhưng chính ngành vận tảI hàng không đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế Nga.

 

III. ĐỐI NGOẠI

Trong thời gian qua, Nga thi hành chính sách đối ngoại thực dụng và linh hoạt, đa dạng hoá quan hệ trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, tranh thủ hợp tác kinh tế với các đối tác khác nhau, tạo môi trường hoà bình ổn định cho đất nước phát triển. Ngày 15/7/2008, Nga đã thông qua Học thuyết mới về Chính sách đối ngoại, đề ra những đường hướng cụ thể cho hoạt động đối ngoại của Nga trong 5 năm tới.

- Quan hệ với Mỹ và phương Tây: là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Nga. Hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực.

- Quan hệ với các nước SNG là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga vì đây là khu vực có nhiều mối ràng buộc về lịch sử, an ninh, kinh tế, văn hoá với Nga.

- Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực chiến lược quan trọng và nhiều lợi ích đối với Nga, và gần đây được Nga coi trọng hơn trước. Vì vậy, Nga chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực (ASEAN, ARF, APEC...), mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước ở khu vực, trong đó có các nước Đông Nam Á.

Nga đẩy mạnh quan hệ song phương với Trung Quốc và Ấn Độ cũng như khuôn khổ hợp tác 3 bên Nga-Trung-Ấn. Về kinh tế - thương mại, Trung Quốc và Ấn Độ đều là thị trường tiềm năng rất lớn đối với Nga (kim ngạch thương mại Nga - Trung đạt hơn 30 tỷ đôla năm 2006).

Bên cạnh đó, Nga tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, chú trọng tới quan hệ với các nước Trung Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi.

 

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM

Sau thời kỳ ngưng trệ do hậu quả của việc Liên Xô tan rã, quan hệ hai nước dần phục hồi và có những bước phát triển mạnh mẽ từ nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI.

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chnh thức với Việt Nam: 30/1/1950
Quan hệ chính trị không ngừng được tăng cường và có độ tin cậy khá cao do các chuyến thăm cấp cao và cấp Bộ, ngành, địa phương diễn ra thường xuyên. Năm 2001, hai Bên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong dịp chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên của Tổng thống Nga V. Pu-tin. Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ ngày 26-29/10/2008 sẽ tạo động lực mới cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước trong thời gian tới.

Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ. Từ năm 1991 đến năm 2007 đã có khoảng 50 văn kiện song phương được ký kết. Đặc biệt, hai nước đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ từ thời Liên Xô để lại như xử lý nợ của Việt Nam, vấn đề Nga chấm dứt trước thời hạn việc sử dụng quân cảng Cam Ranh.

Hai Bên có đồng quan điểm trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như LHQ, APEC, ASEAN, ARF. Ta ủng hộ Nga tham gia Diễn đàn ASEM và Cấp cao Đông Á…

Trong vấn đề Nam Ô-xe-tia, Việt Nam có lập trường thông hiểu các hành động của Nga đối với Gru-dia, đồng thời nhất quán tôn trọng luật pháp quốc tế và nguyên tắc giải quyết xung đột bằng các biện pháp hoà bình. Lập trường chính thức của Việt Nam trong vấn đề này như sau: Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. Do đó, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực gìn giữ hoà bình của Nga tại Cáp-ca-dơ, bao gồm cả việc Nga giúp nhân dân Nam Ô-xe-tia và Áp-kha-dia bảo đảm an ninh, khôi phục và phát triển kinh tế.

  • Tags: