Hành trình của những thành công

Thành lập từ năm 1960, đến năm 1963 Nhà máy Phân lân Văn Điển chính thức đi vào sản xuất, với sản phẩm là phân lân nung chảy phục vụ nông nghiệp. Toàn bộ dây chuyền thiết bị công nghệ là lò đứng (còn

Để sản xuất 40 vạn tấn lân nung chảy, cần 36.000 tấn than cok với giá than tại thời điểm 1970-1980 là 120 USD/tấn (hiện nay là 300-400 đôla/tấn). Đến năm 1975, do thiếu ngoại tệ, nên tất cả các dây chuyền mở rộng và xây dựng lò cao sản xuất lân nung chảy tại nhà máy phân lân Văn Điển, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trong cả nước đều phải dừng thi công. Vì vậy, đến năm 1979, số lượng chỉ còn đạt được 1 vạn tấn/năm, bằng 2,5% so với kế hoạch đặt ra, ngành lân nung chảy của cả nước có nguy cơ dừng lại toàn bộ. Do đó, thị trường lân nung chảy khi bước vào cơ chế thị trường rất nhỏ hẹp.

Trước tình hình khó khăn nêu trên, để tự cứu mình đồng thời góp phần vào sự tồn tại và phát triển của ngành lân nung chảy cả nước, tận dụng nguồn nguyên liệu, nhiên liệu dồi dào sẵn có trong nước, tận dụng triệt để chất rắn, giảm giá thành sản phẩm... Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đã phát động các phong trào thi đua tập trung thực hiện các biện pháp như: Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ mới, ứng dụng vào sản xuất, sử dụng nguồn nguyên, nhiên liệu trong nước; các biện pháp về mở rộng thị trường trong nước và xúc tiến mở rộng thị trường nước ngoài; các biện pháp về đào tạo con người, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của cán bộ quản lý, cán bộ lỹ thuật, công nhân kỹ thuật... để đáp ứng yêu cầu khi thay đổi công nghệ mới, yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường khi đất nước hội nhập.

Hưởng ứng phong trào thi đua nói trên, các giải pháp khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất kinh doanh như: Đã sử dụng được 100% nhiên liệu than antranxit nội địa thay cho than cok nhập ngoại; đưa ra trắc đồ lò cao phù hợp với công nghệ sản xuất phân lân nung chảy bằng nhiên liệu than antraxit nội địa. Do có công nghệ phù hợp, nên năng suất lò tăng gần 600%, định mức tiêu hao than tại cửa lò giảm 67,7% (từ 0,62T/TBTP xuống 0,22 T/TBTT), định mức tiêu hao điện lò cao giảm 67% (từ 145kw/TSP xuống 45kw/TSP), thấp hơn so với Nhật Bản và Trung Quốc tại thời điểm hiện tại. Công suất của phân lân nung chảy Văn Điển hiện nay tăng 8,6 lần so với công suất năm 1989. Trong 10 năm áp dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật, đã tiết kiệm 407.000 tấn than, 61 triệu kWh điện, giảm chi phí 235 tỷ đồng. Hiện nay, mỗi năm tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng so với trước đây. Bên cạnh đó là các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Trước đây, với quặng aptit loại 2 chỉ sản xuất được phân lân nung chảy ở mức chất lượng 13,5% - 15% P2O5 hữu hiệu; 17,5% - 18,5% P2O5 hữu hiệu và trên 19% P2O5 hữu hiệu. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong cả nước, sản phẩm phân lân nung chảy của Công ty còn xuất khẩu sang các nước như úc, Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan...

Về sản xuất kinh doanh, hiệu quả của việc ứng dụng các giải pháp công nghệ là rất lớn, nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty trong những năm qua và mãi sau này. Chất lượng sản phẩm tăng lên, giá bán hợp lý, sản phẩm hợp với thổ nhưỡng, cây trồng từng vùng trong cả nước. Vì vậy, mặc dù thị trường gặp nhiều khó khăn, nhưng sản xuất của Công ty luôn phát triển. Năm 1989, chỉ sản xuất được 27.000 tấn phân bón. Năm 2001 sản xuất được 128.000 tấn, năm 2004 sản xuất được 308.000 tấn sản phẩm, năm 2005 sẽ sản xuất gần 400.000 tấn. Trong khi số lượng cán bộ công nhân viên không tăng lên, lợi nhuận tăng, thu nhập ngân sách tăng đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển cũng là một trong những đơn vị thành công trong chủ trương kết hợp 4 nhà là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Trong những năm qua, Công ty đã kết hợp chặt chẽ cùng các nhà khoa học nông nghiệp, nghiên cứu sản xuất ra các loại phân bón chuyên dùng cho từng loại cây trồng, từng thời gian sinh trưởng của cây, đồng thời tập huấn cho 100.000 – 120.000 lượt nông dân, với nguồn kinh phí hàng tỷ đồng. 

Ngoài việc phát triển sản xuất, Công ty cũng chú trọng đầu tư các giải pháp xử lý môi trường như: giải pháp xử lý triệt để chất thải rắn (quặng dưới cỡ) đưa 100% chất thải rắn vào làm nguyên liệu sản xuất phân lân nung chảy. Do đó, ngoài việc giảm ô nhiễm môi trường, giải pháp này đã giúp giảm định mức tiêu hao nguyên liệu từ 1,6 tấn/TSP xuống 1,25 tấn/TSP. Trong 10 năm áp dụng các giải pháp khoa học, đã tiết kiệm 287.000 tấn quặng mịn, làm lợi 51 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã nghiên cứu xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu chất lượng nước thải công nghiệp và tuần hoàn nước, lượng nước thải tuần hoàn hiện nay ở mức 600m3/h (4.800.000m3/ năm), giảm lượng khai thác nước ngầm. Nhờ vậy, đã thu hồi trên 2.000 tấn sản phẩm phân bón, giảm chi phí sản phẩm trên 7 tỷ đồng/ năm. Điều quan trọng là tuần hoàn sử dụng lại nước thải, giảm tối đa lượng nước thải ra môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước ngầm. Để bảo đảm môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất, tất cả các dây chuyền tại Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển đều có hệ thống xử lý khí thải, đạt tiêu chuẩn về chất lượng khí thải. Đồng thời, Công ty đã nghiên cứu các giải pháp công nghệ, giảm nhiều lần lượng khí thải ra môi trường so với trước đây.

Do ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường trong  Công ty ngày càng đựoc cải thiện, nên được Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Hoá chất Việt Nam đánh giá là đơn vị có nhiều thánh tích về công tác bảo vệ môi trường, được Bộ khoa học môi trường tặng bằng khen và giải thưởng Nhà nước về môi trường năm 2002

  • Tags: