Hợp tác Việt Nam - Lào: Cơ hội rộng mở

Ngày nay, kế thừa và phát triển đường lối đổi mới với mục tiêu đưa đất nước đi lên theo con đường XHCN, tháng 3 năm 2006, Đại hội lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào đã quyết tâm xây dựng đất nước giầu mạn

 Hiện nay, Lào có khoảng 60 cơ sở sản xuất hàng dệt may, với  70 mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường châu Âu và Mỹ, kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/ năm. 

Mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn cùng các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dầy công gây dựng và vun đắp, trải qua thử thách của thời gian, không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đại hội lần thứ  X của Đảng CS Việt Nam và Đại hội lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới, phát triển kinh tế, đặc biệt, coi trọng và không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác Việt – Lào, coi đó là quy luật phát triển, nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi nước. Hai bên đang tích cực triển khai Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2006, Chương trình hợp tác hai nước giai đoạn 2006-2010, Tuyên bố chung Việt Nam – Lào nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước Chum-ma-ly Xay-nha-xôn (tháng 6/2006) và những thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tuớng Bua-xỏn Búp-phả-văn (tháng 8/2006) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hai bên đã xác định phương hướng và biện pháp cụ thể tiếp tục đổi mới phương thức hợp tác, phát huy thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước, dành cho nhau những ưu tiên, ưu đãi, tạo thuận lợi thúc đẩy hợp tác toàn diện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; nhất trí khuyến khích mở rộng quan hệ giữa các địa phương ở khu vực biên giới hai nước, nhằm xây dựng biên giới chung thành khu vực phát triển vững chắc…

Hợp tác kinh tế Việt – Lào đã không ngừng phát triển, giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt khoảng 687,8 triệu USD, bình quân 137,5 triệu USD/năm, trong đó Việt Nam nhập siêu 55,2 triệu USD, bằng 8,02% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Riêng năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đạt 165 triệu USD. Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam chiếm khoảng 30% thị phần của Trung và Nam Lào. Việt Nam xuất khẩu sang Lào chủ yếu là hàng nông sản (chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu) gồm: gạo, thịt các loại, trâu bò sống, hải sản, rau quả, thực phẩm, dược phẩm, xi măng, sắt thép… Hàng Việt Nam nhập khẩu từ Lào, ngoài các mặt hàng tiêu dùng có xuất xứ từ Thái Lan như thực phẩm chế biến, đồ gia dụng, thuốc lá…, còn có những sản phẩm của Lào như hàng lâm sản (gỗ, song mây, sa nhân…). Việt Nam hiện là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Lào với 69 dự án, tổng số vốn 500 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: Nông-lâm nghiệp, khai khoáng, điện lực, giao thông vận tải. Đầu tư của Lào vào Việt Nam có 7 dự án với tổng số vốn 16,7 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: Bưu điện, Giao thông vận tải...

Thực hiện Chương trình “Tăng cường quan hệ thương mại Việt – Lào”, hai bên đã thống nhất các nguyên tắc, tạo điều kiện phát triển trao đổi buôn bán giữa hai nước, trong đó có các hoạt động biên mậu. Phía Lào đã thực hiện giảm thuế cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Lào; Việt Nam đã ban hành Quy chế về cửa hàng giới thiệu và bán hàng hóa của Lào tại Việt Nam.

Về lĩnh vực Công – Nông nghiệp: Trong những năm qua, Việt Nam và Lào đã ký các văn bản thỏa thuận mua và bán điện trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở các huyện vùng biên giới giữa hai nước. Đến nay, đã có hơn 10 huyện thuộc các tỉnh Xa Lạ Văn, Hủa Phăn, Xa Văn Na Khệt của Lào được sử dụng nguồn điện của Việt Nam thông qua đường dây tải điện cao thế của Việt Nam kéo đến các trạm biến áp ở biên giới; Lào khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong lĩnh vực khai thác khoáng sản phục vụ xây dựng nhà máy nhiệt điện ở khu vực Bắc Lào; Việt Nam đã giúp Lào thực hiện chương trình khảo sát, lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 tại khu vực Bắc Lào và thực hiện chương trình thăm dò, khảo sát muối kali, thạch cao  ở khu vực Trung Lào; Trong giai đoạn 2006 – 2015, hai bên tiếp tục thực hiện dự án Nhà máy Thủy điện Xêcaman 3, công suất 260 MW với tổng số vốn 232 triệu USD. Được sự giúp đỡ và hợp tác tích cực của Việt Nam, ngành công nghiệp khai khoáng của Lào đã hoàn thành việc thăm dò và đánh gía trữ lượng hơn 20 loại khoáng sản, trong đó có hơn 10 loại đã được khai thác như than đá, thiếc, thạch cao, muối…, phục vụ các ngành kinh tế trong nước và xuất khẩu. Về nông nghiêp, Việt Nam đã giúp Lào phát triển lương thực ở 7 vùng đồng bằng lớn, điều tra quy hoạch vùng cây ăn quả, phát triển sản xuất ngô lai, xây dựng hệ thống thủy lợi, chia sẻ kinh nghiệm và giúp Lào phát triển nông nghiệp và nông thôn với những hoạt động cụ thể như đào tạo cán bộ, xây dựng mô hình sản xuất…

Chuyến thăm hữu nghị chính thức CHDCND Lào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từ ngày 10 – 13/10/2006 vừa qua đã thành công tốt đẹp. Hai bên đã nhất trí tăng cường sự hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực:

Về chính trị, hai bên tiếp tục duy trì định kỳ các cuộc tiếp xúc cao cấp; khuyến khích việc giao lưu giữa các ngành, các cấp, các địa phương của hai nước; phối hợp biên soạn cuốn Lịch sử  quan hệ đặc biệt và liên minh chiến đấu giữa hai nước nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào trong năm 2007; phối hợp trao đổi lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới, kinh nghiệm xây dựng Đảng...

Về kinh tế, hai bên tiếp tục hợp tác trong việc xóa nghèo, khuyến khích các tập đoàn kinh tế lớn của mỗi nước đầu tư vào nhiều lĩnh vực, đem lại lợi ích cho cả hai bên; Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực trồng cây công nghiệp, khai khoáng, năng lượng...; tiếp tục nối mạng cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông giữa hai nước; phát triển kinh tế cửa khẩu: Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa của Lào quá cảnh đi nước thứ ba; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, thông tin, giáo dục-đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, thể thao, du lịch...

Về giáo dục-đào tạo, phía Việt Nam sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của Lào, tiếp tục giảng dậy tiếng Việt Nam và tiếng Lào tại một số cơ sở đào tạo của hai nước.

Chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHDCND Lào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có ý nghĩa sâu sắc, coi đây là mốc quan trọng, tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.

  • Tags: