Tăng cường vai trò công đoàn trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội

Trong ba ngày từ 16-18/3/2015, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐ VN và Liên hiệp CĐ Đức tổ chức Hội thảo “Lập kế hoạch hướng đến kết quả”. Hội thảo nhằm chuẩn bị cho pha (chu kỳ) mới về xây dựng vai trò CĐ trong

Tới dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Trưởng ban Quản lý dự án "Tăng cường vai trò CĐ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội DN tại VN"; bà Susanne Ludwig - Giám đốc phụ trách dự án khu vực châu Á, châu Phi và Đông Nam Âu của DGB-BW; bà De Souza - chuyên gia DGB-BW; lãnh đạo và chuyên viên các ban tổ chức, đối ngoại, nữ công Tổng LĐLĐVN và đại diện CĐ KCN Hà Nội… Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng đánh giá cao sự hỗ trợ của DGB-BW và cá nhân bà Susanne Ludwig trong việc giúp CĐVN thực hiện dự án "Tăng cường vai trò CĐ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội DN tại VN".

Từ năm 2008 đến nay, Viện Đào tạo Liên hiệp CĐ Đức (DGB-BW) đã hỗ trợ Tổng LĐLĐVN tiến hành dự án "Tăng cường vai trò CĐ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội DN tại VN". Bà Susanne Ludwig - Giám đốc phụ trách dự án khu vực châu Á, châu Phi và Đông Nam Âu của DGB-BW cho rằng: Vấn đề toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và tác động rất lớn đến NLĐ, do vậy Liên hiệp CĐ Đức không chỉ quan tâm DN, vấn đề LĐ, việc làm trong nước mà còn mở rộng quan tâm đến các nước khác trên thế giới để thực hiện đảm bảo thu nhập, việc làm bền vững như ILO đã đề ra. Liên hiệp CĐ Đức quan tâm vấn đề này ở VN vì có nhiều LĐ Đức đang làm việc tại VN và vấn đề quyền lợi NLĐ ở VN cũng chưa hoàn toàn được bảo đảm.

Đánh giá về kết quả hợp tác trong việc thực hiện dự án này, bà Susanne Ludwig cho rằng: Trong suốt quá trình tiến hành dự án, Liên hiệp CĐ Đức và Tổng LĐLĐVN đã duy trì sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả. Từ năm 2008  đến nay, dự án đã đào tạo được một đội ngũ CBCĐ làm giảng viên kiêm chức, chuyên gia về trách nhiệm xã hội DN, lồng ghép với hệ thống giảng viên kiêm chức của hệ thống CĐ toàn quốc, tiến hành và mở rộng khảo sát các DN, báo cáo đánh giá điều kiện LĐ tại DN, xây dựng kế hoạch hành động và đã thực hiện đáng kể điều kiện làm việc tại các DN tham gia dự án. Một kết quả nữa của dự án là đã thiết lập được hệ thống liên lạc từ cấp T.Ư đến địa phương để chia sẻ về vấn đề trách nhiệm xã hội DN; bằng cách đó để xử lý vấn đề và xây dựng diễn đàn trực tuyến về vấn đề này.

Bà Susanne Ludwig cho biết, chúng ta đang bước vào pha mới, tăng cường vai trò CĐ trong bảo vệ quyền lợi NLĐ. Ban đầu chúng tôi nghĩ đến các DN dệt - may, nhưng thấy hẹp nên chúng tôi đã bàn với Tổng LĐLĐVN xây dựng vai trò CĐ trong bảo vệ quyền lợi nữ LĐ ở các KCN - CX và giải pháp để bảo vệ nó. Mục tiêu dự án pha mới này là: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBCĐ trong việc thực hiện thúc đẩy bình đẳng nam và nữ trong tuyển dụng, việc làm, tiền lương, các chế độ tại các DN thuộc các KCN; Thúc đẩy việc thực thi các quyền của LĐ nữ được thực thi các quyền của LĐ nữ được quy định trong pháp luật LĐ trong DN thuộc các KCN; Đào tạo đội ngũ giảng viên kiêm chức về bình đẳng giới và hoạt động nữ công; Cải thiện điều kiện LĐ và thực hiện bình đẳng giới tại các DN được lựa chọn tham gia dự án, sau đó mở rộng ra cả nước.