Tuyết Hương Trà: Thương hiệu “Giải vàng liên hoan trà quốc tế”

Những người đã từng thưởng thức Tuyết Hương Trà đều có chung cảm nhận sản phẩm được cả “hương” lẫn “sắc” (màu nước đẹp có vị chát đượm dịu, ngọt hậu, thơm mùi cốm tự nhiên…). Không chỉ có mẫu mã bao b

Xây dựng thương hiệu trà bằng chất lượng và mẫu mã độc đáo

Với khí hậu và thổ nhưỡng tuyệt vời, canh tác ở khu vực có nhiều núi đá, cảm giác mà chè Tuyết Hương mang đến cho người thưởng thức là hương vị đậm đà, phong thái đặc biệt riêng biệt, sản phẩm chính của Hợp tác xã Chè Tuyết Hương (HTX). Người khởi xướng và có công xây dựng HTX chính là chị Trần Thị Tuyết - Chủ nhiệm HTX. Chị cho biết, vốn xuất thân từ gia đình có truyền thống canh tác, chế biến chè từ khá lâu, nhận thấy tiềm năng lớn của Trại Cài (vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên), chị quyết tâm tạo nên những thay đổi cho người trồng chè nơi đây (vốn là hàng xóm nhà chị, những công nhân trồng chè của Nông trường Chè Sông Cầu trước kia) tăng sức cạnh tranh bằng các sản phẩm sạch, chất lượng cao. Với ý tưởng đó chị Tuyết đã thuyết phục được 8 hộ gia đình cùng nhau thành lập HTX Chè Tuyết Hương. Bắt đầu với 900 triệu đồng vốn điều lệ, ra đời từ năm 2012, chủ yếu canh tác giống chè trung du địa phương được trồng bằng hạt từ lâu năm. Ban đầu HTX có diện tích trồng chè 10ha, đến nay đã phát triển lên 15ha với 13 xã viên thuộc địa bàn thị trấn Sông Cầu và Trại Cài xã Minh Lập, huyện Đồng Hỷ.

Mày mò, tự học hỏi và tìm hiểu với sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, HTX Chè Tuyết Hương đã tiếp cận được với chương trình hội thảo, tập huấn do Liên đoàn HTX CHLB Đức (DGRV) tổ chức. Qua đây, ngoài nắm chắc các kiến thức về chăm bón, sản xuất chè sạch, HTX còn được DGRV hỗ trợ đầu tư máy sao chè bằng ga, thuận lợi hơn cho việc sản xuất theo hướng đảm bảo vệ sinh, chất lượng cao. Nhận thấy áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn, là xu hướng sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường, chị Tuyết tuyên truyền, thuyết phục các xã viên tích cực áp dụng.

Kết quả là, HTX Chè Tuyết Hương đã đăng ký thương hiệu được bảo vệ độc quyền và cấp giấy chứng nhận VietGAP. Sau khi đã sản xuất được các sản phẩm chè sạch, chất lượng tốt, HTX tiếp tục tập trung vào cải tiến mẫu mã, bao bì, chị Tuyết cho biết để tạo ra sự mới lạ, độc đáo HTX không sử dụng bao bì hộp giấy hay hộp nhựa, thay vào đó tạo ra những hộp đựng trà bằng mây tre đan dệt thủ công, nhìn rất giản dị, thân thiện môi trường mà tinh xảo, xinh xắn. Những chiếc hộp bằng mây tre này rất hợp với trà, như một món quà đặc sản của quê hương Thái Nguyên. Khi mới thành lập, HTX chỉ tiêu thụ được hơn 1 tấn trà khô với doanh số chỉ hơn 100 triệu mỗi tháng. Nay, nhờ có chất lượng trà ngon, sạch bao bì, mẫu mã đẹp cộng với sự linh hoạt nhạy bén trong kinh doanh, hằng tháng, HTX đã tiêu thụ được hơn 3 tấn cho xã viên (doanh số đạt từ 300 - 500 triệu đồng).

Tuân thủ nghiêm túc quy trình VietGap

Ngoài yếu tố độc đáo, thân thiện môi trường, bao bì của Chè Tuyết Hương được các chuyên gia đánh giá là tinh xảo, đẹp mắt, được người yêu trà đón nhận, đặc biệt là khách du khách.

Để đảm bảo chất lượng theo đúng như cam kết trên bao bì sản phẩm, chị Tuyết cho biết, tất cả các thành viên của HTX đều luôn tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn, canh tác và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGap, sạch từ đất nước đến vườn bãi, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học mà dùng phân hữu cơ, vi sinh để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Việc dùng thuốc bảo vệ thực vật cũng được tiến hành một cách cẩn thận, sử dụng thuốc thảo mộc, đúng liều lượng, thời gian quy định, ghi chép cẩn thận trong sổ sách... Đồng thời có sự kiểm tra sát sao, kiểm tra chéo giữa các tổ. Trong khâu chế biến cũng có những yêu cầu khắt khe như: chè hái về phải để lên nong nia hoặc đổ ra tấm bạt, đảm bảo sạch sẽ, rồi dùng tôn quay inox để sao... Có thể nói để làm ra những sản phẩm hảo hạng, không chỉ sạch, an toàn cho sức khỏe đậm vị, lên hương… trong mỗi sản phẩm Chè Tuyết Hương dường như đều thấm đượm cái tâm, tình cảm của người làm.

Tham gia vào HTX sản xuất theo quy trình VietGap, xã viên được hỗ trợ từ làm đất, tưới tiêu, điện sinh hoạt, phân bón trả chậm, tín dụng lãi suất thấp, tập huấn kỹ thuật, cung cấp thông tin về thị trường... Đặc biệt, sau khi các xã viên thu hoạch chè sẽ được HTX sơ chế, phân loại và đóng gói để đưa ra thị trường. Việc tiêu thụ sản phẩm được HTX bao tiêu hoàn toàn với mức giá cao hơn giá thị trường 10 - 30%. Điều này khiến xã viên yên tâm sản xuất. Trung bình mỗi tháng hợp tác xã cung cấp cho thị trường gần 7 tấn chè chất lượng cao. Nhờ trồng chè, nhiều hộ dân nơi này đã thoát nghèo (giá chè bán được tăng từ 20 - 30% so với trước) có gia đình xây được nhà, mua được xe máy và các vật dụng cần thiết trong gia đình”.

Được đóng gói hấp dẫn, bắt mắt trong những hộp quà tặng xinh xắn, tham gia giới thiệu tại các hội chợ triển lãm, Tuyết Hương Trà luôn hấp dẫn thu hút khách hàng với nhiều đơn hàng và hàng trăm, hàng nghìn đơn vị sản phẩm được đặt mua, đã khẳng định vị trí Trà Tuyết Hương trên thị trường. Tuy nhiên, theo chị Tuyết mặc dù giá chỉ cao hơn từ 10 - 15% so với sản phẩm không theo tiêu chuẩn VietGap nhưng HTX vẫn gặp phải khó khăn trong đầu ra, hiện mới chỉ tiêu thụ được 30 - 40% sản lượng, trong tổng số gần 15 ha chè của xã viên. Ngoài ra, khi tham gia VietGap bên cạnh những đòi hỏi khắt khe trong quy trình canh tác chế biến, HTX cũng phải đầu tư chi phí không nhỏ. Thực trạng này cho thấy cần nhanh chóng có những cơ chế hỗ trợ thiết thực, nhất là trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm để người trồng chè nói riêng, các hộ nông dân nói chung, vững lòng với quy trình sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn, bền vững, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt.