Xã hội đồng tình cao
Không phải là ngẫu nhiên mà là bởi tính nóng của vấn đề đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong ngành và báo giới ngay tại diễn đàn đó. Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch của Tập đoàn Xăng dầu Việt nam - một trong 19 đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu, đối tượng chịu tác động trực tiếp của Nghị định 83 đã vào đề ngay với việc đưa ra bối cảnh của thị trường những ngày tháng cuối năm, đúng với lúc triển khai Nghị định.
Theo ông Bùi Ngọc Bảo, thị trường xăng dầu năm 2014 có hai đặc điểm nổi bật: Thứ nhất, giá dầu thô ngọt nhẹ trên thị trường thế giới biến động khá mạnh và sụt giảm liên tiếp trong các tháng cuối năm kéo theo giá xăng dầu thành phẩm cũng bị giảm liên tục và hiện đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Thứ hai là sự ra đời và đưa vào áp dụng Nghị định 83 kể từ ngày 01/11/2014, đã có tác động trực diện đến thị trường xăng dầu và đến nhiều mặt của đời sống xã hội nước ta.
Nghị định 83 là sự kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những mặt hạn chế của Nghị định 84 sau hơn 4 năm triển khai và thể hiện sự kiên định của Chính phủ trong việc chuyển sang cơ chế thị trường đối với kinh doanh xăng dầu.
Trước hết, đó là hệ thống phân phối đã, đang dần từng bước được hình thành theo quy định của Nghị định 83 thông qua việc xuất hiện nhiều dấu hiệu nhận diện mới (logo, chỉ dẫn thương mại) của các doanh nghiệp là thương nhân phân phối và các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu trên thị trường. Theo ông Bảo, khái niệm “thương nhân phân phối” và “thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu” là những khái niệm có tính chất pháp lý rất mới ở Việt Nam và Petrolimex nhìn nhận đó như là những điểm tích cực. Theo đó, thị trường xăng dầu thời gian tới dự báo sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và có sự thay đổi về chất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.
Mặc dù cũng mới chỉ hơn 2 tháng thực hiện, nhưng cả nước đã chứng kiến đến 4 lần điều chỉnh giá bán xăng dầu của Liên Bộ theo Nghị định 83. Điều này đã làm cho giá bán trong nước ngày càng phản ánh sát hơn với diễn biến của giá xăng dầu trên thị trường thế giới.
Không những thế, Nghị định 83 cũng đã tạo được hành lang pháp lý rõ ràng hơn, giúp Liên Bộ và doanh nghiệp có căn cứ trong việc điều chỉnh giá bán và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước dư luận xã hội và người tiêu dùng.
Ông Bảo chỉ ra sự khác biệt của Nghị định 83 lần này với Nghị định 84 trước đây chính là ở tính công khai, minh bạch từ khâu xây dựng, ban hành chính sách đến khâu điều hành về giá bán, Quỹ bình ổn giá xăng dầu của cơ quan quản lý nhà nước cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của các thương nhân đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu ngày càng nâng cao, đặc biệt là sau khi có Chỉ thị 11 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Kết quả cụ thể là, đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu ngay sau khi Nghị định 83 có hiệu lực thi hành, Petrolimex đã chuyển toàn bộ số tiền Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào một tài khoản riêng mở tại một ngân hàng thương mại sau khi được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương. Mọi biến động của Quỹ bình ổn giá xăng dầu đều được theo dõi, hạch toán, phản ánh trên tài khoản mở tại ngân hàng. Cơ quan quản lý nhà nước, trực tiếp là Bộ Tài chính, Bộ Công Thương có thể khai thác thông tin về diễn biến của Quỹ hiện đang hạch toán tại Petrolimex ở bất kỳ thời điểm nào thông qua tiện ích sử dụng ngân hàng điện tử Ebanking. Ngoài ra, Petrolimex đã thực hiện công khai định kỳ hàng tháng số chính thức Quỹ bình ổn giá và số nhanh tồn quỹ trước thời điểm điều chỉnh giá trên trang website nội bộ và được kết nối trực tiếp với Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương - Chuyên mục công khai minh bạch điều hành điện, xăng dầu.
Qua theo dõi, sau mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu, hàng vạn lượt người truy cập vào website của Petrolimex. Website của Tập đoàn thực sự trở thành địa chỉ tin cậy, điểm đến cho bạn đọc, cơ quan thông tấn báo chí và người tiêu dùng quan tâm muốn tìm hiểu đến chính sách điều hành kinh doanh xăng dầu của Nhà nước, của Tập đoà
Nảy sinh vấn đề mới
Cái mới lại được thực hiện trong bối cảnh tình hình mới nên đã không tránh khỏi những vấn đề nảy sinh. Ông Bảo đã nêu ra 2 khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 83 đối với Petrolimex nói riêng và các thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu nói chung:

Giải thích kỹ hơn về nguyên nhân lỗ, ông Bảo cho biết, do công thức tính giá cơ sở theo Nghị định 83 lấy theo bình quân 15 ngày giá thế giới sát ngày công bố giá cơ sở; trong khi thương nhân đầu mối phải dự trữ lưu thông 30 ngày theo quy định dẫn đến giá bán thường thấp hơn giá vốn do doanh nghiệp phải xuất bán từ tồn kho 15 ngày đầu của chu kỳ dự trữ và phát sinh lỗ. Chưa kể, để hạn chế kinh doanh mất vốn trong xu thế giá giảm, các đại lý/tổng đại lý thường chỉ mua hàng cầm chừng (để tối ưu hóa tồn kho, giảm dự trữ) đủ đáp ứng nhu cầu bán hàng cho khách, nên dự trữ lưu thông dồn về thương nhân đầu mối. Toàn bộ tích lũy lỗ từ hàng tồn kho do giảm giá dồn về thương nhân đầu mối và tổng đại lý, đại lý dự trữ lưu thông thấp, nên có thể gây bất ổn thị trường bất cứ lúc nào.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Petrolimex đã kiến nghị với Liên Bộ Tài chính - Công Thương nghiên cứu xem xét trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định điểm d khoản 1 Điều 37 của Nghị định 83 về chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu áp dụng cho cả trường hợp nếu giá cơ sở thấp hơn giá bán lẻ hiện hành diễn ra trong thời gian dài - giúp doanh nghiệp kinh doanh không mất vốn như đã nêu trên.
Nhưng để giải quyết tình thế trước mắt, Tập đoàn xin cho phép thương nhân đầu mối thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với nguồn được bù đắp từ Quỹ bình ổn giá.
Hai là, theo quy định mới, thủ tục cấp giấy chứng nhận và việc thiết lập hệ thống phân phối gồm có thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với tổng đại lý, thương nhân phân phối, đại lý có nhiều điểm bán tương đối phức tạp và còn mất nhiều thời gian, đó là chưa kể các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện điều kiện theo quy định. Nếu để như vậy thì ông lường trước rằng việc thiết lập hệ thống phân phối, ký kết hợp đồng bán hàng theo Nghị định 83 cho năm kế hoạch 2015 của Tập đoàn với khách hàng sẽ gặp không ít khó khăn.
Nhằm đơn giản hóa và giảm thủ tục hành chính theo chủ trương của Chính phủ, Petrolimex kiến nghị Bộ Công Thương nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin trong việc đăng ký phê duyệt và cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Ngoài ra, ông Bảo còn đưa ra thêm một kiến nghị nữa liên quan đến cơ chế về sở hữu hàng hóa, hạch toán doanh thu, chiết khấu thanh toán và hoa hồng và/hoặc chiết khấu giảm giá đối với đại lý, tổng đại lý. Theo ông, nếu thực hiện theo quy định là ít khả thi, do tính chất mặt hàng và mạng lưới kinh doanh; còn nếu doanh nghiệp buộc phải thực hiện sẽ gia tăng chi phí rất lớn vì phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ trong việc giám sát tới tận cửa hàng xăng dầu của đại lý, tổng đại lý, chưa kể dễ sinh tiêu cực.