Chi phí để đạt được con số này là 170 tỷ đồng, nhưng kết quả tiết kiệm tương ứng với cả nước tiết kiệm 3,4% tổng năng lượng tiêu thụ hoặc năng lượng của gần 35,3 triệu thùng dầu thô, tương đương với 65.000 tỷ đồng.
Vẫn lãng phí 20% điện trong công nghiệp
Đặc biệt, trong các nhóm giải pháp thực hiện, nhóm giải pháp tiết kiệm điện phối hợp với EVN đã tiết kiệm được gần 4,1 tỷ kWh, bằng 1,4% tổng điện thương phẩm, tập trung vào các lĩnh vực sử dụng điện chủ yếu là cơ quan công sở khối hành chính sự nghiệp, chiếu sáng công cộng, sản xuất - kinh doanh và sinh hoạt - dịch vụ.
Theo kết quả khảo sát của cơ quan chức năng trên 400 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp của cả nước có thể đạt trên 20%, lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới 30%.
Theo Tổng công ty công nghiệp xi măng VN, thách thức lớn ngành xi măng trong nước là phải tìm ra được

Điển hình là việc triển khai thành công dự án “Tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện” tại nhà máy Xi măng Hà Tiên 2 do tổ chức NEDO của Nhật Bản tài trợ. Chỉ tính riêng từ tháng 3.2002 đến tháng 10.2006, công nghệ trên đã cung cấp được tổng lượng điện gần 72 triệu kWh cho các dây chuyền sản xuất tại công ty xi măng Hà Tiên 2. Hay như việc cải tiến kỹ thuật, lắp bộ biến tần, giá trị kinh tế thu được từ việc tiết kiệm điện tại 6 động cơ làm nguội clinker trong một năm là 1.047.893.000 đồng và 0,902 kWh/tấn clinker.
Tại Tổng công ty Thép VN (VNsteel), công nghệ luyện phôi thép hiện nay chủ yếu là lò điện. Do đa số các lò có công suất thấp, lạc hậu nên suất tiêu hao điện năng cho 1 tấn phôi cao, khoảng 600 kWh trong khi trên thế giới chỉ là 350 - 400 kWh/tấn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009, ngành thép tiêu thụ 4,683 tỷ kWh cho sản xuất, chiếm 5,8% tổng sản lượng điện toàn quốc. Như vậy, việc tiết kiệm năng lượng ở VNsteel chiếm vai trò quan trọng… Chỉ tính riêng tại Tổng công ty Thép miền Nam, bằng giải pháp sử dụng khí thải sấy thép phế liệu ước tính sẽ tiết kiệm khoảng 15 triệu kWh điện trong năm 2011.
Mục tiêu tiết kiệm 5% - 8%
Trên thực tế, khung pháp lý trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã hình thành. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2011. Các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của các Bộ hướng dẫn thi hành thi hành Luật đã và đang lần lượt được ban hành, là cơ sở pháp lý vững chắc để triển khai các hoạt động trong Chương trình. Hệ thống mạng lưới các Trung tâm tiết kiệm năng lượng, đơn vị tư vấn năng lượng được hình thành là chỗ dựa về kỹ thuật và trợ giúp các doanh nghiệp làm kiểm toán năng lượng, tư vấn đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
Theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, để thực hiện có kết quả định hướng phát triển hoạt động của Chương trình trong giai đoạn II (2011-2015) với mục tiêu tiết kiệm năng lượng từ 5-8% theo cả bề rộng và chiều sâu chất lượng, đòi hỏi phải có sự hợp tác của các bộ ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức, hiệp hội, cộng đồng xã hội. (Mai Hà)