Đối với người bệnh tiểu đường, điều đáng sợ nhất không phải bản thân bệnh tiểu đường mà là những biến chứng của bệnh tiểu đường do kiểm soát lượng đường huyết trong máu kém.
Theo đó có 4 loại bữa ăn làm tăng đường huyết, mà mọi người cần giảm bớt ăn mỗi ngày đó là:
1. Burger kiểu thức ăn nhanh, người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo, nhiều chất béo, nhiều đường. Các món đồ ăn nhanh như burger, bánh mì kẹp thịt, những loại thức ăn này thường chứa nhiều chất béo, đạm và nước sốt nhiều đường. Điều này không chỉ mất cân bằng về mặt dinh dưỡng mà còn dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng vọt.
Bên cạnh đó, burger thường được kết hợp với các loại thực phẩm nhiều calo, nhiều chất béo như khoai tây chiên, gà viên chiên… Những thực phẩm này cũng không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường và không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Đồ chiên
Đồ chiên như bánh quẩy, bánh rán… được nhiều người ưa chuộng vì hương vị và mùi thơm độc đáo nhưng lại không thích hợp cho người tiểu đường ăn, vì những món này chứa nhiều chất béo và calo sau khi chiên ở nhiệt độ cao. Các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều làm tăng lượng đường trong máu, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não.
Lượng calo của đồ chiên rán rất cao. Ở nhiệt độ cao, chất dinh dưỡng trong đồ ăn có thể bị phá hủy nhưng lượng calo lại tăng lên rất nhiều. Trong khi người tiểu đường cần kiểm soát tổng lượng calo nạp vào, nếu ăn quá nhiều đồ chiên rán sẽ gây ra dư thừa calo, có thể ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát bệnh.
3. Phở, bún gạo
Người bệnh tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá nhiều đường và tinh bột. Các loại phở, bún làm từ gạo tuy là món ăn truyền thống quen thuộc nhưng không phù hợp để người bệnh tiểu đường ăn thường xuyên.
Thành phần chính là tinh bột, loại carbohydrate sẽ được cơ thể tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa thành glucose, làm tăng lượng đường trong máu. Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều kiểu thực phẩm này, lượng đường trong máu sẽ dao động và gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
4. Cháo
Thành phần chính của cháo là carbohydrate, tương như như các loại phở, bún gạo ở trên. Nếu ăn nhiều chất này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Chưa kể cháo nấu càng lâu thì tinh bột càng bị phân hủy sâu thành dextrin, cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn, phân hủy thành dextrin, glucose, làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn. Nhưng cơ thể không tiết đủ insulin hoặc kháng insulin nên bệnh nhân tiểu đường không thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường một cách kịp thời và hiệu quả.
Vì vậy, nếu ăn cháo vào bữa sáng rất dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian ngắn, thậm chí gây ra các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Thay vào đó để kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn, thì dù người bị bệnh hay không bị bênh tiểu đường cũng hạn chế ăn những thức ăn trên. Nên ăn những thức ăn như ngũ cốc nguyên hạt, vì trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ tốt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali và magie.
Chỉ số đường huyết trong ngũ cốc nguyên hạt tương đối thấp nên sau khi dùng nó có thể giúp bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết. Do đó, tuy cũng chứa tinh bột nhưng đây là thực phẩm mà người tiểu đường có thể sử dụng, ăn thay cơm. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn làm giảm bài tiết insulin quá mức, không ảnh hưởng đến mạch máu nên cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh ngũ cốc thì trứng luộc cũng là loại thực phẩm rất phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể cao, thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Trứng là thực phẩm có chỉ số GI thấp, được cơ thể con người tiêu hóa và hấp thụ chậm, nhờ vậy mà lượng đường trong máu tăng chậm hơn và làm giảm các biến động lớn. Đồng thời, trứng rất giàu protein chất lượng cao, protein được cơ thể con người tiêu hóa chậm, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn, góp phần kiểm soát đường huyết.