Công nghiệp và thương mại 14 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên 6 tháng đầu năm 2009

Cụm điểm công nghiệp trong vùng được các tỉnh quy hoạch với tổng số 409 cụm điểm rộng 11.606ha, tập trung ở các tỉnh duyên hải (349 cụm điểm, với 8.000ha) trong đó Quảng Nam có tới 157 cụm điểm. Hiện
  Bản đồ minh họa      

Miền Trung và Tây Nguyên gồm 14 tỉnh: 10 tỉnh duyên hải gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận; và 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum. Cuối tháng 6 vừa qua, Hội nghị Ngành Công Thương vùng duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên lần thứ II ở Quảng Trị, nhân dịp 20 năm tái lập Tỉnh và 37 năm giải phóng Quảng Trị.

 

Thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu

 

Giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng, ước 6 tháng đầu năm 2009 đạt 32000 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng chỉ đạt 40,8% so với kế hoạch, khối quốc doanh trung ương và doanh nghiệp có vốn nước ngoài có mức tăng khá hơn, giữa các tỉnh không có điểm trội đáng kể. Sắp xếp GTSXCN theo tỉnh năm 2008: Nhóm trên 10.000 tỷ đồng có Khánh Hòa, Đà Nẵng; Nhóm từ 50000- trên 6000 tỷ đồng có Quảng Nam, Bình Định; Nhóm 3-40000 tỷ đồng có Thừa Thiên –Huế và Phú Yên; Nhóm trên 20000 tỷ có các tỉnh: Gia Lai, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Quảng Bình; Nhóm trên 1000 tỷ có Quảng Trị và Ninh Thuận; Nhóm dưới 1000 tỷ có Đắk Nông và Kom Tum.

 

Thương mại: Về xuất khẩu, ước đạt 1,5 tỷ USD, mỗi tháng chỉ đạt 250 triệu USD, tập trung vào các tỉnh : Đăk Lăk (310 triệu USD), Đà Nẵng (362), Khánh Hòa (200), Bình Định (165), và Quảng Nam (108), 5 tỉnh này chiếm 76%; nhập khẩu ước đạt 700 triệu USD. Về tổng mức bán lẻ toàn vùng trong 6 tháng đạt 75000 tỷ đồng, các tỉnh đều có mức tăng so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ tương quan tỷ lệ thuận với giá trị xuất khẩu.

 

Tổng hợp kinh phí khuyến công cho thấy tốc độ giải ngân các chương trình dự án chỉ đạt 37% so với kế hoạch năm 2009, vốn khuyến công năm 2009 chỉ tăng 20% so với năm 2008, các dự án khuyến công đã tập trung đúng mục tiêu tạo việc làm, sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh cho một số doanh nghiệp,...một số tỉnh đã tăng thêm kinh phí khuyến công từ ngân sách địa phương; thực hiện Thông tư 18/2008/TT-BCT, đến nay mới có 9/14 tỉnh kiện toàn bộ máy với 6 tỉnh thành lập Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại.

 

Cụm điểm công nghiệp  trong vùng được các tỉnh quy hoạch với tổng số 409 cụm điểm rộng 11.606ha, tập trung ở các tỉnh duyên hải (349 cụm điểm, với 8.000ha) trong đó Quảng Nam có tới 157 cụm điểm. Hiện nay đã thành lập 185 cụm điểm với hơn 6000ha. Các khu công nghiệp tập trung trong vùng hiện đã qui hoạch là 68 khu với hơn 22.000ha, hiện đã thành lập và hoạt động 45 khu với hơn 11000ha. So với cả nước, các khu công nghiệp tập trung và cụm điểm công nghiệp ở 14 tỉnh có mật độ khá cao. Tại Hội nghị, Giám đốc Sở Công Thương Bình Định báo cáo tham luận về đầu tư phát triển cụm công nghiệp, báo cáo có tính thuyết phục, bởi Bình Định đã điều chỉnh quy hoạch cụm điểm theo nguyên tắc cụm điểm phải xa dân cư, sử dụng đất gò đồi, đất phi nông nghiệp, đất trồng hoa mầu kém hiệu quả. Quan trọng hơn cả là hai Quyết định của Tỉnh: Quyết định 88/2006/QĐ-UBND về Quy chế quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn và Quyết định số 16/2007QĐ-UBND về quy định một số chính sách khuyến khích đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có tác dụng tích cực, 17/37 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút 439 doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

 

 

 

Quang cảnh xây dựng Nhà máy xỉ titan


Mô hình Nhà máy

 

Sáu nhóm giải pháp phát triển:

 

(1)Vận dụng có hiệu quả vốn kích  cầu của Chính phủ để duy trì hoạt động công nghiệp, thương mại, chặn suy giảm kinh tế, khôi phục sản xuất kinh doanh.

(2) Đẩy mạnh công tác qui hoạch, kế hoạch từng tỉnh và toàn vùng để phát huy lợi thế từng tỉnh.

(3) Đẩy mạnh liên kết kinh tế Trung ương- địa phương, giữa các tỉnh trong vùng, xóa bỏ mọi rào cản, khác biệt, khơi thông vốn đầu tư, luân chuyển hàng hóa.

(4). Xúc tiến thương mại và quản lý tốt thị trường trong nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

(5) Xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp và thương mại bao gồm: hạ tầng khu, cụm điểm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu; hệ thống chợ, siêu thị trong hệ thống phân phối.

(6) Đổi mới và tăng cường hoạt động quản lý nhà nước nhằm cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng các trang Web của các Sở để hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục hành chính, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thu hút đầu tư vào các sản phẩm công nghiệp chủ lực, dự án quan trọng,...

 

Bộ Công Thương trả lời một số câu hỏi:

 

1. Ninh Thuận đề nghị EVN quy hoạch phát triển phong điện (phát điện bằng sức gió) và xây dựng cơ chế đặc thù đối với dự án điện hạt nhân. Vụ Năng lượng cho biết quy hoạch phong điện đã được thẩm định, bổ sung để Bộ phê duyệt; chính sách với khu vực dự án điện hạt nhân sẽ được triển khai sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

 

2. Bộ Công Thương sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý các cụm, điểm công nghiệp. Cục Công nghiệp địa phương trả lời:  Dự thảo đang chỉnh sửa lần cuối, dự kiến ban hành trong tháng 7/2009.

 

3. Thông tư hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công các tỉnh đã góp ý, Bộ Công Thương đã chuyển Bộ Tài chính ký để thay thế Thông tu số 36/2004/TTLT-BTC-BCN. Ngày 17/6/2009, liên Bộ Tài chính và Công Thương ban hành Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với chương trình khuyến công. Xem125_TTLT.pdf

 

4. Các Sở Công Thương đề nghị Bộ Công Thương ban hành các chỉ tiêu, biểu mẫu tổng hợp thống nhất toàn Ngành và cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các ngành. Vụ Kế hoạch trả lời: Bộ Công Thương đã có dự thảo chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho các đơn vị trực thuộc và các sở Công Thương, hiện đang lấy ý kiến và trình thẩm định của Tổng cục Thống kê, dự kiến ban hành trong quý 3/2009.

 

5. Kiến nghị bổ sung chính sách phát triển chợ: chuyển đổi mô hình đối với từng loại chợ, phân bổ nguồn vốn đầu tư. Vụ Thị trường trong nước, trả lời: Bộ đã xây dựng xong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Bộ đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tiếp tục hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ nông thôn, miền núi ở các địa phương có khó khăn...

 

Mai Nguyên