Câu chuyện về sáng kiến của Ngôi sao Sáng chế Ipstar 2021 Đỗ Đức Thắng

Ông Đỗ Đức Thắng - Top 1 Ngôi sao Sáng chế Ipstar 2021 được trao Giấy chứng nhận Cá nhân có nhiều Bằng Sáng chế nhất 5 năm 2016 - 2021 trong khuôn khổ Lễ vinh danh Ngôi sao Sáng chế Ipstarse 2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 15/12/2021.

Nhận thức rằng vai trò của sáng kiến, sáng tạo trong ngành xây dựng cực kỳ quan trọng vì thị trường xây dựng Việt Nam năm 2020 đạt trên 57 tỷ USD, tiêu tốn trên 22 % GDP cả nước, nên nếu nhờ sáng kiến, sáng tạo giúp giảm chỉ 1% công trình xây dựng thì cũng là gần 14 ngàn tỷ VNĐ, giá trị rất lớn - chia sẻ của ông Đỗ Đức Thắng - Top 1 Ngôi sao Sáng chế Ipstar 2021.

Ông Đỗ Đức Thắng được trao Giấy chứng nhận Cá nhân có nhiều Bằng Sáng chế nhất 5 năm 2016 - 2021 trong khuôn khổ Lễ vinh danh Ngôi sao Sáng chế Ipstarse 2021 do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 15/12/2021.

Trên 30 năm qua, từ một giảng viên đại học xây dựng tham gia lao động sản xuất rồi trở thành chủ doanh nghiệp xây dựng, ông Đỗ Đức Thắng luôn theo đuổi cách tiếp cận mới nhằm đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao nhất cho công trình mình tham gia. Đến nay, ông đã có 40 Bằng Sáng chế và Giải pháp hữu ích từ gia cố đất yếu đến cột, tường, sàn và mái nhà.

Nếu được áp dụng một cách hợp lý, các sáng chế này giúp giảm 15-25% giá trị xây dựng phần kết cấu mà thi công nhanh hơn, giá trị sử dụng cao hơn, thân thiện môi trường hơn.

Vốn là một giảng viên đại học ngành xây dựng từ cuối thập kỷ 1970, ông Đỗ Đức Thắng cho biết: để đi tới thành công, mỗi cá nhân chọn con đường khởi nghiệp hãy chuẩn bị cho mình tối thiểu hai phẩm chất của nhà thể thao.

Thủ tướng thăm trưng bày của GFS tại Hội thảo VUSTA ngày 15/09/2021

Phải chơi môn bóng đá tấn công! Bởi nếu trong bóng đá chỉ phòng thủ thì không bao giờ có bàn thắng, giỏi nhất là hoà với một điểm. Phải chịu được đòn như trong môn Quyền Anh, nếu bạn không hạ knock out được đối thủ thì chí ít cũng chịu đựng, trụ vững cho đến khi tiếng cồng cuối hiệp 8 vang lên để được chia điểm. Ông Đỗ Đức Thắng tâm sự

Điều này giúp giải thích vì sao tôi liên tục cho ra đời các sáng chế không chịu dừng lại. Nhiều bạn bè nói nếu cậu dừng lại và chỉ tập trung phát triển hệ dàn không gian/ hệ sàn bóng/ hệ móng phễu… thôi không đi sang các sản phẩm khác thì nay đã giàu lắm rồi. Tôi không thể làm như vậy, do luôn không hài lòng với thành tựu đã đạt được, luôn muốn sản phẩm của mình vươn lên cao hơn, xa hơn, nhẹ hơn, nhanh hơn, thân thiện môi trường hơn…

Mặc dù để làm được điều này sẽ cần tiêu tốn rất nhiều tiền bạc, công sức, thời gian, vượt rất nhiều thách thức, nhiều lúc người thân trong gia đình cũng hoang mang, dao động và không ủng hộ. Song kiên trì con đường mình đã chọn, cùng bạn bè, học trò cũ mở doanh nghiệp tư nhân để được tự chủ ứng dụng các cải tiến, sáng kiến, sáng chế của mình vào thực tiễn.

Thu được bao nhiêu lợi nhuận lại đầu tư hết vào phát triển công nghệ lên cao hơn, hoàn thiện hơn. Cho nên đến nay công ty khởi nghiệp của chúng tôi sở hữu rất nhiều know how và bằng sáng chế về công nghệ xây dựng nhà các loại. Với mỗi công trình cụ thể, nếu áp dụng hợp lý các Sáng chế của chúng tôi sẽ giúp tiết kiệm đến 15-20% chi phí xây dựng phần thô của công trình. Thời gian thi công nhanh hơn, điều kiện sử dụng tốt hơn, thân thiện môi trường hơn.

Năm 1993 nhà nước mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Đợt sóng đầu là hàng loạt khách sạn cao tầng mọc lên. Các kỹ thuật hiện đại như cọc khoan nhồi đường kính lớn, bê tông thương phẩm, cần trục tháp nhanh chóng được du nhập. Chúng tôi được các nhà thầu danh tiếng như Shimizu, Taisei, Bachy Soletanche, Rodio… mời làm thầu phụ để thực hiện các dự án cao nhất Việt Nam ở thời kỳ đó.

Nhờ kiến thức nền tốt chúng tôi nhanh chóng tiếp thu công nghệ, làm chủ công nghệ, cải tiến công nghệ và cạnh tranh thành công ngay với các công ty nước ngoài này. Một vài dấu mốc như cọc khoan nhồi hiện đại, dàn không gian nhịp lớn, sàn ứng lực trước… đã được xác lập trong giai đoạn này.

Sau 10 năm, vào khoảng 2003 chúng tôi bắt đầu chủ động thường xuyên đi ra nước ngoài tham gia các Hội chợ triển lãm quốc tế ở Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Đức, UK… để lựa chọn các công nghệ tốt mang về Việt Nam ứng dụng và cải tiến cho phù hợp hơn với điều kiện của Việt Nam, khiến các nhà thầu nước ngoài cũng ngạc nhiên về khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ xây dựng hiện đại của kỹ sư, công nhân Việt Nam.

Các dấu ấn nổi bật là hệ sàn rỗng chịu lực hai phương không dầm, hệ gia cố nền cọc xi măng đất trộn sâu CDM, hệ gia cố nền Top Base.

Nhờ các hoạt động này năng lực chung của ngành xây dựng Việt Nam tiến bộ nhanh chóng, nhà cao tầng, nhà xưởng công nghiệp mọc lên khắp nơi với giá thành rất cạnh tranh, giành lại thị trường từ các nhà thầu nước ngoài,

Tới 2015, tất cả các công trình lớn nhất ở Việt Nam đã do các công ty Việt Nam như Coteccons, Hoà Bình, Delta, Fecon, Phan Vũ…làm tổng thầu và đạt chất lượng tốt, thời gian thi công nhanh, giá thành cạnh tranh. Các nhà thầu nước ngoài chỉ còn làm những công trình đặc thù như hầm dìm (Obayashi), tàu điện ngầm (Shimizu, Huyndai…).

Những năm sắp tới ngoài tiếp tục xây dựng chung cư cao tầng tại các đô thị lớn, thì các dự án nhà ở xã hội với công nghệ lắp ghép từ các cấu kiện tiền chế sẽ rất phát triển. Đáp ứng nhà ở tiêu chuẩn cao, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và xã hội với giá cả phù hợp cho công nhân các khu công nghiệp tập trung mua, thuê để ổn định nguồn lao động cho các chuỗi cung ứng sẽ không bị đứt gãy như trong đại dịch vừa qua.

Đây sẽ là một hướng phát triển mạnh thu hút nhiều doanh nghiệp xây dựng tham gia, tạm thời đi đầu là Tập đoàn GFS (www.gfs.vn) đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chấm trúng thầu một loạt Thiết chế Công đoàn tại Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Khánh Hoà… mỗi dự án như vậy rộng 4-5 ha có đủ nhà thể thao, trường học, các câu lạc bộ và nhà ở cho 5.000 - 6.000 người.

Phùng Kim Kiên