Ninh Thuận: Kêu gọi đầu tư dự án thép 9,8 tỷ USD

Dự án Khu liên hợp Thép Cà Ná động thổ vào ngày 23/11/2008 tại xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước (nay là huyện Thuận Nam) trong niềm kỳ vọng của lãnh đạo các cấp và nhân dân tỉnh nghèo Ninh Thuận. Thế n

Nhằm tiếp tục triển khai dự án khu liên hợp thép Cà Ná tại xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn và giới thiệu nhà đầu tư có khả năng, uy tín, đang quan tâm đến lĩnh vực sản xuất thép để thay thế cho liên doanh Lion-Vinashin. Trong văn bản gửi Bộ Công Thương về tình hình thực hiện dự án thép có tổng vốn đầu tư lên đến 9,8 tỉ USD này, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, mặc dù được động thổ vào tháng 11/2008, nhưng đến nay chủ đầu tư chỉ hoàn thành công tác rà phá bom mìn chứ không triển khai xây dựng dự án theo tiến độ cam kết.
Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, sau khi được cấp phép đầu tư, liên doanh Lion-Vinashin bộc lộ là nhà đầu tư không có năng lực tài chính, thiếu năng lực và kinh nghiệm sản xuất trong lĩnh vực thép, thiếu quyết tâm trong triển khai dự án.


Trước tình hình này, UBND tỉnh Ninh Thuận có đầy đủ điều kiện để rút giấy phép đầu tư dự án này từ liên doanh Lion-Vinashin, tuy nhiên chủ trương của tỉnh là vẫn đang tiếp xúc, tìm kiếm một số tập đoàn lớn của nước ngoài có tiềm năng để thay thế, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Hiện tỉnh Ninh Thuận cũng muốn tập đoàn Posco (Hàn Quốc) là nhà đầu tư thay thế, nhưng phía Posco chưa có ý kiến gì. 


Dự án khu liên hợp thép Cà Ná là dự án liên hợp thép có vốn đầu tư lớn nhất VN hiện nay với xấp xỉ 9,8 tỉ USD kéo dài từ nay đến năm 2025.

Giai đoạn 1 của dự án (2008-2010) xây dựng nhà máy thép cuộn nóng với công suất 4,5 triệu tấn/năm; cảng biển nước sâu có thể tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 250.000 tấn, công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm; hai nhà máy nhiệt điện có tổng công suất 1.450 MW với vốn đầu tư hơn 2,749 tỉ USD....

Dự án khu liên hợp thép Cà Ná được Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào quy hoạch ngành thép của cả nước. UBND tỉnh Ninh Thuận đã quy hoạch dành quỹ đất 1.650 héc ta cho dự án, đến nay đang triển khai đền bù giải tỏa với diện tích khoảng 1.000 héc ta.