Giải quyết nợ công và lạm phát - Cơ hội đoạt giải Nobel kinh tế

Trong 20 năm qua thế giới chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa, tăng trưởng. Nhưng các cơn lốc khủng hoảng kinh tế vừa nguội ở Nhật năm 1993 lại bùng phát ở Mê xi cô vào năm 1994, tiếp
Chào mừng thiên niên kỷ thứ 3 là cuộc khủng hoảng nợ toàn diện của Argentina từ cuối năm 2001; đến 2007 từ bong bong tín dụng nhà ở và kiểm soát tài chính lỏng lẻo ở Mỹ khiến thế giới hứng cơn “cuồng phong” tài chính, tưởng nguôi thì đến năm 2011 lại tái diễn với quy mô gần như ở nhiều châu lục cùng một lúc. Thời gian giữa các cuộc khủng hoảng ngắn, lây lan rộng, tác hại lớn.

Bài viết gửi tới các nhà kinh tế (nhất là những học giả hay lên ti-vi) giải quyết những vấn đề sau để thành ứng viên đoạt giải Nobel kinh tế trong 5 năm tới. 



Nợ công?

Chính phủ và thị trường quan hệ với nhau như thế nào? Thất bại hay thành công của chính phủ và thị trường, nguyên nhân chính do đâu? hay nhòa đi khi có thất bại, nổi lên khi thành công? Kinh tế càng phát triển các chính phủ càng phải chi tiêu nhiều cho an sinh xã hội, cho bộ máy hành chính và chi đầu tư phát triển, khiến bội chi liên tục, vay nợ như “con bạc khát nước”!

Chính phủ là con nợ hấp dẫn và tin cậy hơn doanh nghiệp và cá nhân nên có thể vay được nhiều. Nước Mỹ đã đẩy trần nợ công lên khá cao phải chăng dùng uy tín và thời gian để trấn an các chủ nợ? Trong vòng 50 năm qua, nhiều khoản vay dài hạn, phải trả nợ nhưng các đồng tiền có xu hướng mất giá nên các con nợ được hưởng lợi kép khi dùng tiền mua rẻ, khi trả nợ tiền mất giá? Nhưng chủ nợ và doanh nghiệp tham gia xài nợ công cũng không kém phần lợi ích đó là việc bán được hàng, mở thị trường, đầu tư vào dự án béo bở... Ở nước ta, với những khoản vay đầu tư nhà đất, vàng,... thì con nợ luôn luôn thắng, chủ nợ cũng không thua!

Hội chứng nợ công lan tỏa, nhiều quốc gia không “kém cạnh” nền kinh tế lớn nhất, đã “mạnh dạn” vay, để nợ công tăng lên. Nhưng con nợ nhỏ thường lợi ít hơn con nợ lớn khi đồng tiền mất giá, chủ nợ đến lúc nào đó “lụy”con nợ, mong có người vay, người trả với lãi suất phập phù lợi ích tương lai. Trung Quốc, một quốc gia dự trữ ngoại tệ lớn tới hơn 3000 tỷ đô la với bao nhiêu nhu cầu phát triển kinh tế, an sinh xã hội nhưng không dễ gì sử dụng có hiệu quả dự trữ ngoại tệ “khủng” đó?

Giải quyết nợ công không thuần túy các cuộc tiếp vốn hay hoán đổi nợ, khoanh nợ mà phải xem lại chi tiêu của chính phủ, đẩy nhiều khoản chi cho khu vực ngoài nhà nước thực hiện và kiểm soát bằng pháp luật? Luật đời có những trái ngược, khi chính phủ càng can thiệp (yêu ghét) thì hiệu quả càng kém (giống như phẫu thuật, hóa trị cancer). Chính phủ cần thay đổi cách can thiệp tình thế sang thiết kế mô hình kinh tế phát triển bền vững, cần có các kinh tế gia đại tài mà thực tiễn những người đoạt giải Nobel đã làm được.

Lạm phát?
“Con quái vật” của nền kinh tế rất khó trị liệu. Các nghiên cứu không thể cổ điển như thế kỉ trước mà phải dịch chuyển vào doanh nghiệp, cá nhân và thị trường. Ví dụ, một chợ hải sản có 100 người mua, hàng hóa khá phong phú, dồi dào, nhưng cầu ngày càng tăng với chất lượng ngày càng cao, số người “sành điệu” tăng thêm từ 10 lên 20 người chấp nhận mua giá cao, xảy ra hiệu ứng tất cả các loại hải sản đều tăng giá, lan sang các thực phẩm khác thay thế. Đổ lỗi lạm phát do chính phủ chỉ đúng phần nhỏ.

Một số doanh nghiệp và cá nhân ngày càng giàu có đã và đang tạo sức ép lên thị trường. Với trên 50% kiều hối chuyển về Việt Nam đầu tư vào bất động sản, bình đẳng như các nguồn tiền khác nhưng đã góp phần kích thị trường tăng giá,...và những người mua sau (đầu cơ và có nhu cầu ở) đã “bao cấp” cho nhưng khoản đầu cơ phía trước. Ở Việt Nam, chúng tôi ước chừng có nửa triệu người bình quân có trong tay 2 tỷ đồng tiền nóng hổi, tổng cộng tương đương với 50 tỷ đô la, họ đã và đang nhen nhóm, góp vào lạm phát vì họ cần nơi trú ấn, cần sinh lời, mà thực tế nhiều người sinh lời hàng tháng, hàng tuần với giá trị không nhỏ qua các vụ đầu cơ, kích thích người khác cuồng nhiệt tham gia.

Trong một gia đình, khi người cha giàu có tới 1 triệu đô la, tiếng nói quyền lực khá mạnh đối với những người con, đó là sự giúp đỡ chỉ dẫn các con làm ăn, con cái nghe lời cha. Nhưng đến một ngày, có người con có tới 1 tỷ đô la thì quan hệ giữa cha con khác, mối lo lắng tìm cách  bảo toàn và phát triển vốn của người con ngày càng lớn, gấp 1000 lần lo lắng.... của cha. Và sự can thiệp của cha vào 1 tỷ đô la của con là rất khó, đòi hỏi một trình độ rất cao.

Lạm phát khó xảy ra khi các thu nhập, nhu cầu hướng quân bình. Nhưng nếu để quân bình thì kinh tế không phát triển. Gia đình có vật báu nặng tới 1 kg vàng được giữ nguyên đến nhiều đời sẽ ít ý nghĩa so với việc vật báu đó chuyển thành vốn đầu tư cho các thế hệ, mặc dù đến lúc nào đó bị hao hụt, nhưng cũng có nhiều cơ hội thu lại được nhiều hơn?

Chấp nhận nợ và lạm phát như chung sống với lũ? Đó là nước cuối cùng. Thách đố hiện nay với những ai muốn đoạt giải Nobel kinh tế chính là đưa của cải của khu vực doanh nghiệp và cá nhân vào đầu tư phát triển. 


>>IMF: Nợ công tại nhóm nền kinh tế phát triển sẽ đồng loạt vượt 100% GDP trong năm 2011