Hệ thống tự chứng nhận xuất xứ trên thế giới

Hiện nay, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (CNXX) đã được thực hiện trên 40 năm với hơn 20 mô hình khác nhau tại các quốc gia với nhiều hình thức khác nhau nhưng về cơ bản đều giống nhau ở điểm là chuyển

Hệ thống tự CNXX trong ASEAN

Mục tiêu ASEAN áp dụng dự án thí điểm tự CNXX nhằm tạo thuận lợi cho thương mại nội khối ASEAN để tăng cường hội nhập trong khu vực, đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu, tối ưu hóa sự hiệu quả nguồn lực của chính phủ.

Hệ thống ASEAN lựa chọn cho phép nhà nhập khẩu đủ điều kiện tự CNXX trên hóa đơn thương mại cho hàng hóa xuất khẩu. Trong đó, nhà xuất khẩu đủ điều kiện là nhà xuất khẩu được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp phép đủ điều kiện được tự CNXX. Mục tiêu đến năm 2015, ASEAN sẽ có hệ thống tự CNXX chung cho toàn khối.

Hiện tại, dựa trên mô hình nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự CNXX nói trên, ASEAN đang áp dụng 2 dự án thí điểm tự CNXX với một số điểm khác biệt. Trong thời gian thí điểm tự CNXX, các nước vẫn được áp dụng hình thức cấp C/O truyền thống.

Dự án thí điểm số 1 bắt nguồn từ 3 nước Brunei, Malaysia, Singapore ký MOU về dự án thí điểm tự CNXX số 1 có hiệu lực vào ngày 01/11/2010. Đến tháng 10/2011, Thái Lan chính thức tham gia dự án. Ba nước Lào, Phillipines và Indonesia đã xây dựng dự án thí điểm tự CNXX số 2 và bắt đầu triển khai từ ngày 01/01/2014. Năm 2014, Việt Nam đã tuyên bố chính thức tham gia dự án 2. Giữa 2 dự án trên có 6 điểm khác biệt tập trung vào các nội dung: định nghĩa nhà xuất khẩu đủ điều kiện; giới hạn người được ký trên tờ khai hóa đơn; tờ khai hóa đơn; danh mục sản phẩm; mã HS; Trường hợp có C/O giáp lưng và hóa đơn nước thứ 3. Dự án thí điểm thứ 2 mà Việt Nam đang tham gia quy định, đối tượng tham gia tự CNXX hóa là nhà xuất khẩu đủ điều kiện được tham gia tự CNXX.

Cơ chế tự CNXX của EU

EU đã áp dụng hệ thống tự CNXX trên 40 năm và cho thấy được những ưu điểm của nó như đơn giản hóa quy trình thủ tục, cắt giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời giảm rủi ro cho các cơ quan cấp phép và bớt gánh nặng cho hải quan. Chính vì vậy, trong các FTA mà EU đã ký hoặc đang đàm phán, đều yêu cầu phía đối tác áp dụng cơ chế tự CNXX. Thậm chí, EU cũng đang xem xét áp dụng cơ chế này trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Theo đó, các nhà xuất khẩu sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ, mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ trong các chứng từ thương mại (chẳng hạn như hóa đơn) mà không có sự tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành. Tuy nhiên, không phải nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự CNXX mà phải được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (thường là hải quan). Quy trình thông thường bao gồm 4 bước: i) Nhà xuất khẩu nộp hồ sơ xin cấp phép lên cơ quan hải quan, ii) Hải quan kiểm tra hồ sơ nộp, iii) Thẩm tra tại chỗ nếu thấy cần thiết, iv) Quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Thông thường 1 giấy phép tự CNXX có thời hạn 5 năm nếu nhà xuất khẩu không có vi phạm gì.
Quỳnh Chi