Những ý tưởng mới về sử dụng năng lượng tiết kiệm

Tại cuộc thi “Ý tưởng xanh” khuôn khổ Chương trình Hành trình Xanh, do Tổng cục Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Toyota Việt Nam phối hợp triển khai nhằm mục đích tìm kiếm các đề tài sử dụn
* Sản xuất than bánh và than nhiên liệu từ lõi ngô

Ý tưởng này của tác giả Đặng Văn Công (Trung tâm nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La). Sau mỗi vụ thu hoạch, số lượng lõi ngô thải ra môi trường rất lớn. Đây chính là nguồn nguyên liệu có thể sử dụng để sản xuất than củi làm chất đốt thay thế than đá cho các lò sấy nông sản, lò sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoặc dùng trong đun nấu hàng ngày của người dân. Mô hình này góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm chất đốt và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường sau mỗi vụ thu hoạch.

Sản xuất than củi từ lõi ngô được thực hiện theo 2 hướng. Lõi ngô được thu gom từ các xưởng xay sát ngô sau đó nghiền nhỏ và trộn với một số phụ gia để đóng thành bánh than. Hoặc lõi ngô nghiền nhỏ được cho vào máy ép tạo thành những thanh củi lõi ngô (tương tự như củi trấu). Đây là giải pháp tạo ra nguồn chất đốt mới có nhiệt lượng cao thay thế than đá, đồng thời giải quyết được lượng phế thải từ lõi ngô.

* Chế biến nước mắm bằng năng lượng mặt trời

Nghiên cứu rút ngắn thời gian chế biến nước mắm bằng hệ thống cấp nhiệt sử dụng năng lượng mặt trời của tác giả Lê Văn Danh (Hội Vì cuộc sống, Hà Tĩnh) đã tìm ra quy trình sản xuất nước mắm có gắn tấm thu nhiệt từ năng lượng mặt trời, đảm bảo các tiêu chí dễ vận hành sử dụng, thời gian chế biến giảm xuống còn một nửa so với quy trình chế biến truyền thống, chất lượng nước mắm ổn định, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với quy trình sản xuất nước mắm truyền thống.

Tác giả Lê Văn Danh cho biết: Quá trình lên men của cá trong bể ủ phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu của quá trình lên men là từ 42 đến 45 độ C. Để có nhiệt độ này người sản xuất thực hiện nhiều giải pháp như phơi nắng trực tiếp, rút nước mắm ra phơi. Nhưng tất cả các phương án trên làm mất nhiều công sức, mất nước cốt do bay hơi, nhiệt độ tăng lên không nhiều, rất vất vả khi gặp trời mưa. Do đó để khắc phục những nhược điểm này, dự án đã nghiên cứu nâng nhiệt độ của bể ủ nước mắm lên đạt nhiệt độ tối ưu của quá trình lên men bằng tấm thu nhiệt từ năng lượng mặt trời.

* Giải pháp vận hành máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời

Trên thị trường, hiện nay có các loại máy nước nóng sử dụng điện hoặc gas có chi phí cao và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, điện giật. Loại sử dụng năng lượng mặt trời gia nhiệt bằng ống thủy tinh hai lớp hút chân không hoặc ống, tấm kim loại có hiệu suất không cao, do sử dụng nhiệt hiệu ứng nhà kính nên độ nóng của nước chỉ đạt từ 40 độ C đến 65 độ C. Để khắc phục những hạn chế của các loại máy nước nóng trên, Nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Nam Chính (thành phố Hồ Chí Minh) đã đề xuất giải pháp máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời có hiệu suất sử dụng cao hơn. Nước nóng tạo ra có thể đạt tới hơn 100 độ C.

Máy nước nóng được thiết kế theo nguyên lý dùng thấu kính hội tụ hay gương cầu lõm hội tụ, biến quang năng thành nhiệt năng để gia nhiệt cho nước hay gia nhiệt cho động cơ nhiệt làm động cơ hoạt động nên kết cấu nhỏ gọn, hiệu suất cao và dáp ứng được cho nhiều mục đích của người sử dụng.

Mục tiêu của đề tài là khai thác nguồn năng lượng mặt trời thiên nhiên vô tận, cung cấp nước nóng cho sử dụng sinh hoạt, rút ngắn thời gian và giảm lượng tiêu hao gas trong đun nấu, cũng như chi phí sinh hoạt. Đặc biệt mô hình này góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm và không thải khí CO2 ra môi trường.