Khám phá bất ngờ: “Cây thích nghe giảng Đạo Phật”

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã khám phá khả năng đáng ngạc nhiên của thực vật khi phản ứng với âm thanh.

Điều này mở ra một trang mới trong việc nắm bắt hiểu biết về thế giới tự nhiên. Điều đáng chú ý là những thực vật này không chỉ phản ứng với bất kỳ âm thanh nào; chúng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ khi gặp căng thẳng và khả năng phục hồi vượt qua sự tưởng tượng của chúng ta.

Nhớ lại năm 1986, khi Thái tử Charles tuyên bố rằng ta nên trò chuyện với cây cỏ nhiều hơn, ông đã bị dư luận và các giới học giả chế diễu. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng Thái tử Charles đã đi trước thời đại. Các nghiên cứu gần đây đã cung cấp bằng chứng rằng thực vật không chỉ cảm nhận âm thanh mà còn tương tác với nó và thậm chí có thể tự tạo ra âm thanh.

kham pha cay thich nghe dao phat

Từ những năm 60, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm bằng cách chơi âm nhạc cho thực vật, từ những bản cổ điển đến nhạc pop. Một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy một loại cây họ đậu châu Á, gọi là Codariocalyx motorius, phát triển mạnh mẽ khi nghe các bài tụng Phật giáo trong 56 ngày, nhưng lại còi cọc khi tiếp xúc với giai điệu pop hoặc trong tình trạng yên lặng. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng, khi tiếp xúc với tiếng ồn từ đường cao tốc, cây cúc vạn thọ và cây xô thơm phát triển kém và tự sản xuất các chất căng thẳng.

khampha 3
Khám phá này càng trở nên thú vị khi xem xét cách thực vật tương tác với các yếu tố căng thẳng khác nhau.

Khám phá này càng trở nên thú vị khi xem xét cách thực vật tương tác với các yếu tố căng thẳng khác nhau. Những thực vật tiếp xúc với tiếng âm thanh nhẹ nhàng từ các bài tụng Phật giáo cho ra lá lớn hơn, điều này cho thấy sự thích nghi và phát triển của chúng trong môi trường khắc nghiệt. Trái lại, thực vật phải đối diện với tiếng ồn hoặc sự yên lặng lại gặp khó khăn trong việc phát triển.

kham pha cay thich nghe nha
Thế giới tự nhiên vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chờ chúng ta khám phá.

Hơn nữa, một số thực vật tự tạo ra âm thanh khi gặp căng thẳng, ví dụ như cây cà chua và cây thuốc lá khi thiếu nước hoặc bị tổn thương. Dù những âm thanh này không thể nghe thấy bằng tai người, chúng vẫn có thể được ghi nhận bằng các thiết bị.

Một nghiên cứu từ Trung Quốc đã chứng minh rằng các tần số âm thanh cụ thể, khi được áp dụng trong môi trường như nhà kính, có thể ảnh hưởng tích cực đến sự nảy mầm và năng suất của thực vật. Điều này cho thấy âm thanh có thể là một công cụ giúp thực vật phát triển.

Những khám phá này chứng minh rằng thế giới tự nhiên vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chờ chúng ta khám phá.

Thái Duy ( biên dịch )