Nguyên tắc ban hành văn bản mới: Thêm 1 phải bớt ít nhất 2

Sắp tới đây, Thủ tướng Chính phủ sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh với mục tiêu dự kiến cắt giảm 20% các văn bản đã ban hành
 một thông tư mới ban hành phải bãi bỏ ít nhất 2 thông tư cũ.
Sẽ áp dụng nguyên tắc một thông tư mới ban hành phải bãi bỏ ít nhất 2 thông tư cũ.

Cắt giảm 20%

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thông báo như vậy tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam mới đây.

Trước đó, tại cuộc họp về xây dựng công cụ và kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định về hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2020-2025, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng sẽ thành lập tổ công tác đặc biệt với mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ pháp luật về hoạt động kinh doanh và 20% các văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, Thủ tướng và Chính phủ.

Nòng cốt của tổ công tác là Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và lãnh đạo cấp vụ, cục của các bộ liên quan.

Mục tiêu của kế hoạch là nguyên tắc ban hành văn bản. Khi một văn bản mới được ban hành phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ và một thông tư mới ban hành phải bãi bỏ ít nhất 2 thông tư cũ.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế lan tỏa sâu rộng, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải nhận thấy những xu hướng mới sẽ tác động đến phương thức, ý tưởng kinh doanh mới trong tương lai của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển.
Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển.

Đồng thời, cũng là cơ sở cho những thay đổi về quản lý của Chính phủ nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, khơi nguồn sự sáng tạo, mang tính cạnh tranh…

Không can thiệp bằng công cụ hành chính

Để chung tay cùng cộng đồng doanh nghiệp phát triển, trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề.

Trước hết, sẽ ưu tiên đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, giúp tạo ra các kết nối “thông minh”, hiệu quả, qua đó giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và nền kinh tế.

Đặc biệt, Chính phủ khuyến khích tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và khoa học công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và sáng tạo đổi mới trong kinh doanh.

Chính phủ cũng triển khai nhiều chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các chủ trương, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở cả 3 khu vực (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) cùng phát triển.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có các giải pháp, nhóm giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng chính sách, các Nghị quyết để tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp.

Một nội dung nữa mà Phó Thủ tướng nhấn mạnh là phát triển và áp dụng hiệu quả Chính phủ điện tử, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm bảo đảm minh bạch, thuận lợi, ổn định và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn ủng hộ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn ủng hộ doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo

Bên cạnh đó là tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, bảo đảm cho nguồn lực tự nhiên (đất đai, nước, khoáng sản...) được giải phóng, vận hành thông suốt, gia tăng dòng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.

Hỗ trợ kiến tạo phát triển cơ sở hạ tầng cho sự đổi mới; Thúc đẩy doanh nghiệp hội nhập trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế…

Chính phủ cũng phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; Hoàn thiện hệ thống thể chế để thực sự khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo...

Phương châm quản lý của Chính phủ là  không sử dụng các công cụ hành chính can thiệp vào hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

Bùi Chu