Thúc đẩy sự phát triển của Khu tự trị Tân Cương nhờ Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa

Hội chợ triển lãm China-Eurasia lần thứ bảy, khai mạc ngyày 9/9/2022 tại Khu tự trị Tân Cương – Trung Quốc, đã chứng kiến các hợp đồng trị giá hơn 960 tỷ nhân dân tệ (khoảng 138 tỷ đô la Mỹ) được ký kết, đạt mức kỷ lục.

Con số này gấp hơn ba lần so với kỳ triển lãm gần đây nhất được tổ chức vào năm 2018.

Kết quả này cho thấy sức sống của Khu tự trị Tân Cương rộng lớn, nơi đang nỗ lực phát triển trở thành khu vực cốt lõi của Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, nhờ lợi thế địa lý độc đáo.

Thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở Khu tự trị Tân Cương

Cách Khu tự trị Tân Cương khoảng 1.500 km, trung tâm thương mại điện tử xuất nhập khẩu hàng hóa xuyên biên giới tại khu ngoại quan toàn diện Kashgar đang được xây dựng và sẽ đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.

Khu tự trị Tân Cương
Một gian hàng tại Hội chợ triển lãm China-Eurasia lần thứ bảy ở Khu tự trị Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc

"Chúng tôi đang xây dựng một khu công nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới để thu hút doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng toàn diện của các mô hình kinh doanh khác nhau. Năm nay, chúng tôi có kế hoạch đạt giá trị xuất nhập khẩu 600 triệu nhân dân tệ trong thương mại điện tử xuyên biên giới". Ma Haitao, giám đốc ủy ban quản lý khu ngoại quan cho biết.

Khu ngoại quan tập trung phát triển công nghiệp dịch vụ hiện đại và sản xuất tiên tiến. Nó đạt giá trị ngoại thương 12,3 tỷ nhân dân tệ trong 8 tháng đầu năm.

Khu phát triển kinh tế Kashgar, bao gồm khu ngoại quan, đã có 4.559 thực thể thị trường vào cuối tháng 7, bước đầu hình thành một cụm công nghiệp, bao gồm lắp ráp và chế biến điện tử, dệt may, thương mại và hậu cần, và cung cấp 42.000 việc làm.

Dữ liệu hải quan cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, ngoại thương của Khu tự trị Tân Cương đã vượt 145,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 49,6% hàng năm.

Nước này đã thành lập 55 nền tảng mở cửa và phát triển công nghiệp cấp quốc gia ở Tân Cương, bao gồm các khu phát triển kinh tế Kashgar và Horgos.

Kết quả này cho thấy sức sống của vùng Tân Cương rộng lớn, nơi đang nỗ lực phát triển trở thành khu vực cốt lõi của Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, nhờ lợi thế địa lý độc đáo.

Tân Cương
Xe xuất khẩu đậu tại khu vực kiểm tra của cảng Horgos, khu tự trị Tân Cương

Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng 

Vào ngày 30 tháng 8, một tuyến đường cao tốc mới nối thị trấn Yetimbulak và quận Ruoqiang ở Tân Cương đã thông xe, tạo thuận lợi cho việc đi lại trong khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương chất lượng cao. Đây là tuyến đường cao tốc thứ ba nối Tân Cương với các nơi ngoài khu vực. Cho đến nay, chiều dài đường cao tốc ở Tân Cương đã vượt quá 7.500 km.

Trong khi đó, Khu tự trị Tân Cương đã thiết lập các mối quan hệ kinh tế hợp tác với 190 quốc gia và khu vực. Mao Hui, phó giám đốc ủy ban cải cách và phát triển khu vực cho biết, đầu tư ra nước ngoài từ Tân Cương đã có sự tham gia của hơn 60 quốc gia và khu vực.

Năm 2021, GDP của Khu tự trị Tân Cương đạt gần 1,6 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng gấp đôi so với năm 2012.

Justin Yifu Lin, trưởng Viện Kinh tế Cấu trúc Mới tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: Bằng cách tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động và vị trí của khu vực lõi của Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, nền kinh tế của Khu tự trị Tân Cương sẽ mở ra một sự phát triển vượt bậc.

 

Đinh Hương